- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Sử dụng tủ lạnh đúng cách để bảo quản thực phẩm trong mùa nóng
Một vài mẹo bảo quản thực phẩm khi thời tiết nồm, ẩm
5 thực phẩm dễ hỏng khi bảo quản sai cách
Bí quyết bảo quản và rã đông thực phẩm đông lạnh
Nên bảo quản thức ăn thừa trong bao lâu để đảm bảo sức khỏe?
Thực phẩm nào có nguy cơ nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum?
Tháng 8/2020, ở Việt Nam có 9 ca bệnh bị ngộ độc nghiêm trọng sau khi ăn pate Minh Chay. Nguyên nhân chính được xác định là do độc tố botulinum của vi khuẩn clostridium botulinum có trong thực phẩm đóng hộp.
Vừa qua, tình trạng ngộ độc sau khi ăn pate chay đã xảy ra với 6 người tại Bình Dương sau một bữa ăn chay. Đến nay, vụ ngộ độc này đã xác định được 6 nạn nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Theo bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, các vụ ngộ độc do botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều và liên quan đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình.
Vi khuẩn clostridium botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí. Bất cứ sản phẩm nào bảo quản trong môi trường yếm khí (như đóng hộp, hun khói, lên men yếm khí hoặc hút chân không) đều có thể sinh ra vi khuẩn này.
Không sử dụng thực phẩm đóng gói có dấu hiệu hỏng, biến chất
Đặc biệt, trong vụ ngộ độc ở Bình Dương, món pate bị phồng nắp, khi ăn mọi người đều cảm nhận có vị chua. Phó Cục trưởng cảnh báo, người dân cần kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng với thực phẩm đóng hộp, không sử dụng thực phẩm hết hạn, có dấu hiệu phồng, bẹp, mùi vị màu sắc thay đổi.
Bảo quản thực phẩm trong mùa nóng
Khi thời tiết cả 3 miền có dấu hiệu tăng nhiệt độ, người dân chỉ nên mua lượng thực phẩm vừa phải cho bữa ăn, đồng thời có biện pháp bảo quản thực phẩm tại nhà sao cho khoa học. Một số nguyên tắc sau giúp thực phẩm không bị ôi thiu hoặc sản sinh ra vi khuẩn nguy hiểm trong những ngày nắng nóng:
Kiểm soát nhiệt độ của tủ lạnh, tủ đông
Trong thời tiết nắng nóng, thực phẩm sẽ có thời hạn sử dụng dài hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông. Đặc biệt, thịt cá, thủy hải sản cần được giữ lạnh để không ôi thiu, biến chất.
Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh không được vượt quá 5 độ C, trong khi đó, tủ đông hoặc ngăn đá nên duy trì ở -15 đến -18 độ C. Bạn chỉ nên chuyển thịt cá từ ngăn đá xuống ngăn lạnh nếu có ý định chế biến trong ngày hôm sau.
Nhanh chóng cất thực phẩm vào tủ lạnh
Ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn, các chế phẩm từ sữa và thịt luôn được bảo quản lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, khi có ý định đi chợ, hãy mua những thực phẩm này sau cùng và về nhà ngay sau khi mua đồ.
Sau khi mang thực phẩm về nhà, bạn cần thực hiện các bước sơ chế cần thiết và cất ngay vào tủ lạnh, tủ đông.
Không bảo quản thực phẩm tươi sống với đồ ăn chín
Đồ ăn chín cần được đựng trong hộp kín trước khi cho vào tủ
Thực phẩm tươi sống nên được bọc kín và giữ ở những ngăn dưới thấp của tủ lạnh. Trong khi đó, rau quả hoặc đồ ăn đã nấu chín cần được đặt ở những ngăn trên cao để phòng ngừa vi khuẩn lây nhiễm từ trên xuống dưới. Khi sơ chế thực phẩm, bạn cũng nên dùng thớt khác nhau cho thịt và rau củ.
Không nhồi nhét đồ vào tủ lạnh, tủ đông
Nhồi nhét nhiều đồ ăn vào tủ lạnh làm giảm hiệu năng của thiết bị
Trong thời tiết nóng, các thiết bị điện tử phải làm việc vất vả hơn để giữ lạnh thực phẩm. Người nội trợ nên dành thời gian sắp xếp đồ ăn, thức uống trong tủ lạnh theo nhu cầu sử dụng, đồng thời không để thực phẩm chèn ép vào cạnh tủ, gây cản trở khí lạnh lưu thông.
Đồ ăn chín cần được hâm nóng trước khi ăn
Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong thời tiết nóng, bạn không nên để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Nếu nhiệt độ trong ngày cao hơn 32 độ C, đồ ăn rất nhanh hỏng nếu để ở ngoài quá 1 tiếng.
Để đảm bảo an toàn, thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh cần được hâm nóng, đun sôi đến tối thiểu 75 độ C trước khi ăn. Ví dụ, độc tố botulinum bắt đầu biến tính và giảm độc sau 2 phút đun ở 100 độ C, đun đến 10 phút có thể bị biến mất hoàn toàn.
Bình luận của bạn