Suy nhược cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng và lo âu vô cớ
Suy nhược cơ thể - Hội chứng bí ẩn & khó hiểu
Chế độ dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể
14 "sắc thái" của những người bị rối loạn lo âu
Chồng cáu gắt sau mất việc phải làm thế nào?
Những nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm... Có nhiều nguyên nhân gây nên suy nhược cơ, điển hình có thể kể tới những nguyên nhân như:
- Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng: Cơ thể chúng ta cần cung cấp một lượng chất dinh dưỡng nhất định được lấy từ thực phẩm để đảm bảo năng lượng duy trì các hoạt động hằng ngày. Ăn uống không điều độ, thực phẩm không đa dạng, kiêng khem quá nhiều… có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này cơ thể phải sử dụng năng lượng dự trữ từ trước đó, lâu dần, nguồn năng lượng cũng sẽ bị cạn kiệt, đây cũng là lúc tình trạng suy nhược xuất hiện.
- Làm việc, chơi thể thao quá sức: Cũng tương tự như ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng làm việc (kể cả làm việc về trí óc) và chơi thể thao quá sức sẽ làm tiêu hao quá nhiều năng lượng. Thêm vào đó, nếu ăn uống và nghỉ ngơi không được đảm bảo thì suy nhược cơ thể là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Làm việc quá sức khiến chị em bị suy nhược cơ thể
- Yếu tố tâm lý tiêu cực: Yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến sức khỏe. Khi chúng ta chán nản, lo âu, trầm cảm, stress kéo dài… cơ thể sẽ sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít các loại hormone nhất định (rối loạn hormone) làm thay đổi quá trình trao đổi chất và hệ quả là tình trạng suy nhược cơ thể có thể xảy ra.
Đối với một số bệnh nhân do mắc bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động. Khi đó, người bệnh thường mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống.
Ở một số người sau khi sinh cũng có thể bị rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể
- Do các bệnh lý mạn tính: Hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp mạn tính, thiếu máu, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy kéo dài, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh… là những yếu tố làm cơ thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm lượng máu tới các cơ quan hoặc làm mất quá nhiều năng lượng, từ đó dẫn tới tình trạng suy nhược.
Suy nhược cơ thể cũng có thể do nhiễm virus biến chứng gây suy giảm miễn dịch, viêm khớp dạng thấp hay Lupus.
Suy nhược cơ thể ảnh hưởng tới bạn thế nào?
Cảm giác mệt mỏi kéo dài không có nguyên nhân rõ ràng là biểu hiện điển hình nhất của chứng suy nhược cơ thể, bên cạnh đó người bệnh còn có thể xuất hiện rất nhiều các triệu chứng khác kèm theo như:
- Cơ thể gầy yếu, xanh xao, sụt cân, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…
- Hay quên, kém tập trung, trí nhớ giảm sút
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc lúc nửa đêm
Suy nhược cơ thể khiến có thể mệt mỏi, uể oải và khó ngủ
- Dễ bị kiệt sức sau khi thực hiện các hoạt động thể chất và rất lâu mới có thể phục hồi lại
- Cảm thấy buồn bã, lo âu, khó chịu trong người, hay cáu gắt
- Đau cơ, đau các khớp xương, nổi hạch ở cổ hoặc nách
Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều các yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu. Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya và tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Không chỉ nâng cao thể trạng, tập thể dục còn giúp người bệnh cải thiện về mặt tâm lý. Do thể trạng yếu nên người bệnh cần lưu ý chỉ nên tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng.
Các thảo dược từ thiên nhiên cũng là giải pháp rất hữu hiệu để người bệnh suy nhược cơ thể có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh của bản thân. Một số thảo dược nên dùng là: Đương quy (với phần rễ chính là Quy đầu) không chỉ là thảo dược bổ máu, tăng tạo máu hàng đầu trong y học cổ truyền, mà còn có thể tăng cường khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Một thảo dược khác là Xuyên tiêu lại có thể tăng cường chức năng của các cơ quan, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa. Sự kết hợp giữa hai loại thảo dược này sẽ là giải pháp toàn diện để giúp người bệnh suy nhược cơ thể có thể phục hồi thể trạng và giảm đi các triệu chứng nhanh chóng, bền vững.
Bình luận của bạn