- Chuyên đề:
- Suy nhược thần kinh
Nhiều người mệt mỏi kéo dài mà không tìm ra bệnh lý
Suy nhược thần kinh: Lý do khiến bạn giảm khả năng tập trung
Suy nhược thần kinh – Bệnh của thời đại mới
“Đồng bọn” của suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh: Ai cũng mắc
Mệt mỏi kéo dài khiến cuộc sống trở nên khó khăn
Chị Mai Vân (32 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh) dạo gần đây lúc nào cũng cảm thấy trong người không khoẻ. Chị ăn không ngon miệng dù rất đói, đêm nằm trằn trọc mãi cũng không ngủ nổi. Cứ nhắm mắt, chị lại nghĩ đến đủ thứ chuyện. Có lần đang nằm, chị nghe ngực phải đau âm ỉ. Sụt cân, mệt mỏi kéo dài, chị luôn nghĩ mình đang mắc bệnh nguy hiểm nên đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, sau cả buổi sáng chụp chiếu, các bác sỹ kết luận sức khoẻ của chị bình thường. Trở ra với người thân, thấy mặt chị buồn hiu và thắc mắc không hiểu tại sao lúc nào chị cũng thấy mệt mỏi thế mà không bị bệnh gì cả! Sau đó, chị đi vài nơi khác để khám, cuối cùng sau khi tận tình hỏi thăm tình hình sức khoẻ của chị, bác sỹ đã kết luận chị Vân bị suy nhược thần kinh thể nhược.
Nếu mệt mỏi kéo dài mà không rõ bệnh tình, có thể nghĩ là do tâm căn suy nhược
Theo chị Vân, suốt hơn 1 năm nay, chị thấy sức khoẻ của mình không ổn và hay mệt mỏi. Khí sắc suy giảm rõ rệt, cân nặng cũng giảm nhanh và khó ngủ, khó tập trung làm việc, dễ bị kích thích, xúc động. Chồng hơi to tiếng là chị giận dỗi, cáu kỉnh, không nuốt nổi cơm. Có bữa chị chỉ ngửi mùi cơm đã thấy no và lâu dần thành chán ăn. Chị thường hay buồn vô cớ, cảm thấy mất hứng thú với mọi việc. Sinh hoạt bị ảnh hưởng, sức khoẻ suy kiệt nên chuyện gần gũi với chồng chị cũng không tha thiết. Hai vợ chồng lục đục thường xuyên và điều đó càng khiến chị Vân cảm thấy kiệt sức, luôn cho rằng mình… sắp chết vì bị bệnh gì đó nghiêm trọng. Khi bác sỹ nói rằng, chị bị suy nhược thần kinh và cách chữa trị tốt nhất là liệu pháp tâm lý chị mới rõ về bệnh tình của mình.
Mệt mỏi kéo dài: Cần giải quyết sớm
Theo các chuyên gia sức khoẻ, suy nhược thần kinh thường xuất hiện khi người bệnh gặp các vấn đề về tâm lý, chấn thương. Một trong những nguyên nhân lớn và phổ biến trong xã hội hiện nay là do stress. Công việc căng thẳng, quan hệ gia đình trục trặc, những biến cố bất ngờ… đều làm tổn thương tâm lý, là căn nguyên khiến cho ngày càng nhiều người bị stress nặng nề. Họ không biết làm cách nào để giải toả và những lo lắng, ấm ức cứ tích tụ lâu dần khiến cơ thể suy yếu, hệ thần kinh bị tổn thương. Nếu người bệnh phải chung sống với bệnh trong thời gian dài mà không có cách giải quyết sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Để tránh được căn bệnh nguy hiểm này, cách tốt nhất là luôn giữ thái độ sống vui vẻ, lạc quan. Giữ cho tinh thần được tỉnh táo để giải quyết nhanh gọn mọi việc trước khi chúng khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn. Những người lao động trí óc thường mắc suy nhược thần kinh cao hơn người lao động chân tay, vì thế, nếu bạn phải làm việc với cường độ cao và áp lực lớn, hãy dành thời gian nhất định trong ngày để thả lỏng cơ thể bằng các bài tập thể dục buổi sáng, buổi chiều. Nên tạo cho mình những thú vui giúp giải toả căng thẳng như trồng cây, nghe nhạc, vui chơi với trẻ nhỏ, với thú cưng… Nếu có điều kiện, hãy tạm đi xa khỏi thành thị ồn ào một thời gian, đi nghỉ ngơi thư giãn tại các vùng quê yên tình, vùng biển lộng gió… Bên cạnh đó, để nâng cao sức khoẻ tâm thần, phòng bệnh suy nhược thần kinh, hãy luôn chú ý đến chế độ ăn uống đủ chất và uống nhiều nước, kết hợp sử dụng thường xuyên thực phẩm chức năng với thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) tốt cho não, giúp nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần…
Đông Nhân H+
Bình luận của bạn