Suy nhược thần kinh: Ai cũng mắc

Suy nhược thần kinh hay tâm căn suy nhược là hội chứng xuất hiện khi có sự tác động của bệnh thực thể và tâm lý

Suy nhược cơ thể - Hội chứng bí ẩn & khó hiểu

Mệt mỏi mạn tính vì suy nhược thần kinh

Càng hiện đại, càng nhiều người suy nhược thần kinh

Giải pháp mới cho bệnh nhân suy nhược thần kinh

Trong một buổi hội thảo về suy nhược thần kinh được tổ chức tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Văn Chương – Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 103, khẳng định: Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào. Người bệnh thường nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh với tình trạng mệt mỏi của cơ thể nói chung. Vậy, suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể: Do tâm lý & bệnh lý
Theo GS.TS Nguyễn Văn Chương, suy nhược cơ thể (Neurasthenia) là một tình trạng đặc trưng bởi suy kiệt năng lượng (cả thể chất và tinh thần), thường kèm theo đau đầu, mất ngủ, tăng kích thích. Nguyên nhân gây bệnh thường do các yếu tố tâm lý (như trầm cảm, stress hoặc xung đột cảm xúc) và bệnh lý (chấn thương hoặc các bệnh lý mạn tính…). 
Tỷ lệ người từ 22 – 55 tuổi suy nhược thần kinh chiếm từ 1 – 3,8% dân số thế giới. Diễn tiến của bệnh phụ thuộc từng cá thể: tốt lên khoảng 40% và xấu đi khoảng 30%.
Trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD-10), suy nhược thần kinh thuộc rối loạn thần kinh chức năng, là các rối loạn có liên quan đến stress và dạng cơ thể thể (mã số F4) cùng với nhiều hội chứng bệnh lý như rối loạn lo âu và ám ảnh, các rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly… Trong đó, suy nhược thần kinh được định nghĩa là một hội chứng bệnh lý do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây nên.
Dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh này là mệt mỏi nên dễ bị nhầm lẫn sang trạng thái mệt mỏi bình thường của cơ thể (sau các hoạt động thể lực quá độ, dễ phục hồi nếu được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng tốt). Mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ. Các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều... khiến người bệnh hoài nghi có bệnh nặng trong cơ thể, nhưng khi kiểm tra kết quả nhiều lần chỉ phát hiện một vài vấn đề rất nhỏ, không tương xứng với mức độ mệt mỏi mà họ cảm nhận được.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào
Một biểu hiện rất thường gặp nữa của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghi ngờ mình có bệnh. Chứng nghi bệnh có thể phát sinh chính từ cảm giác mệt mỏi khó giải thích được của họ. 
Người thường cũng bệnh
Bệnh dễ khởi phát sau một stress tâm lý, dẫn đến mất ngủ - một trong những triệu chứng chủ yếu của suy nhược thần kinh. Mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không phải là ít, nhưng ban ngày họ thường mệt mỏi và ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Các chuyên khoa tại nhiều bệnh viện đều có thể tìm thấy bệnh nhân bị suy nhược thần kinh, dù các bác sỹ luôn cho biết kết quả kiểm tra không phát hiện họ có bệnh ở bộ phận nào.
Người bị suy nhược thần kinh thường không được phát hiện và can thiệp sớm, do đó để lại hậu quả tâm lý thêm nặng nề và gây tốn kém cho người bệnh. Chẳng hạn người bị đầu óc quay cuồng, đau đầu dữ dội thường đi đến khoa thần kinh; người tim hồi hộp tức ngực, mạch nhanh thở gấp thường đến khoa tim mạch; người ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi thường đến khoa tiêu hoá; người tinh thần mệt mỏi, ngày càng sụt cân thường đến khoa nội tiết; người mất ngủ nghiêm trọng, lo lắng không yên thường đến khoa nội... những không phát hiện ra bệnh. Trong khi đó, người bệnh không hiểu, cũng không có nhận thức vấn đề tâm lý và trạng thái tình cảm có ảnh hưởng then chốt đối với cảm giác cơ thể và chức năng ngủ.
Điều trị cách nào?
Theo GS.TS Nguyễn Văn Chương, nếu có những biểu hiện suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đi khám và tư vấn tại các bệnh viện tâm thần. “Phương hướng điều trị tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và tác phong của người thầy thuốc. Tuy nhiên, khi điều trị, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và khiến bệnh nhân mất khả năng lao động”, GS.TS Chương cho biết.
Thực tế điều trị hiện nay cho thấy, hướng dẫn cho bệnh nhân tự điều trị, hạn chế điều trị tại cơ sở y tế, trong đó tâm lý liệu pháp (nói chuyện giải thích phù hợp với từng người bệnh), ám thị liệu pháp, khí công dưỡng sinh và kết hợp các phương thức hỗ trợ điều trị từ thảo dược… đang phát huy được hiệu quả tốt nhất. Việc dùng thuốc điều trị được cân nhắc đối với từng trường hợp.
Sử dụng các thực phẩm, thảo dược có tính an thần, hoạt huyết, dưỡng não luôn được các chuyên gia y tế khuyến khích trong điều trị suy nhược thần kinh
Cũng trong buổi hội thảo về suy nhược thần kinh, không ít chuyên gia thần kinh đã chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng Đông dược trong hỗ trợ điều trị tâm căn suy nhược. Theo GS.TS Nguyễn Văn Chương, việc dùng thuốc an thần để trị bệnh về lâu dài khó tránh khỏi tác dụng phụ. Trong khi đó, Đông y lại thường dùng các thảo dược hoạt huyết, thông mạch, dưỡng não, dần khắc phục những triệu chứng của suy nhược thần kinh, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và độ an toàn rất cao. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đang là xu thế trong việc điều trị suy nhược thần kinh ngày nay.
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh