Liệu nấm có thể gây ra “đại dịch xác sống”?

Có tồn tại loài nấm biến con người thành xác sống hay không?

Halloween: Đừng bỏ qua 10 địa điểm ma ám ở châu Á này

Dịp Halloween: Phim kinh dị “độc chiếm” các rạp chiếu

Những điểm đến Halloween lừng danh nhất ở châu Âu

Lễ hội Halloween: Giải mã bí ẩn ma cà rồng

“The Last of Us” (tạm dịch: Những người còn sót lại) là bộ phim chuyển thể từ trò chơi nhập vai khắc họa bối cảnh thế giới 20 năm sau khi đại dịch nấm hoành hành. Loài nấm ký sinh sẽ chiếm quyền kiểm soát não bộ, biến con người thành sinh vật đáng sợ còn gọi là zombie (thây ma hay xác sống). Theo thời gian, loài nấm này sẽ mọc ra bên ngoài và dần dần bao phủ kín cơ thể của nạn nhân

Zombie là hình tượng đáng sợ, được ưa chuộng trong nhiều bộ phim viễn tưởng và phim kinh dị mỗi mùa Halloween đến gần. Nhưng khác với các motif đại dịch zombie liên quan đến virus, ý tưởng trong “The Last of Us” bắt nguồn từ chi nấm Cordyceps.

Nấm thây ma trong The Last of Us lấy cảm hứng từ một loại nấm Cordyceps tấn công loài kiến - Ảnh: HBO

Nấm "thây ma" trong The Last of Us lấy cảm hứng từ một loại nấm Cordyceps tấn công loài kiến - Ảnh: HBO

Liệu các loài nấm có thể trở thành mối đe dọa với con người hay không? Theo PGS. Matt Kasson – Bộ môn Bệnh học về Nấm và Thực vật, Đại học Tây Virginia (Mỹ), thuật ngữ “zombie” bắt nguồn từ tôn giáo Vodou của quốc đảo Haiti. Tuy nhiên, ý tưởng zombie liên quan đến những xác sống ăn não lại là sản phẩm của trí tưởng tượng và được phổ biến qua phim ảnh như loạt phim “The Walking Dead”.

Còn trong tự nhiên, quá trình “bị biến thành zombie” xảy ra khi một vi sinh vật kiểm soát hành vi của một vi sinh vật khác. Với kinh nghiệm nghiên cứu về nấm – những sinh vật đa dạng gồm nấm mốc, nấm men và cả nấm “sát thủ”, PGS. Kasson cho hay, những “vi sinh vật ăn não” này thường chỉ tấn công các loài côn trùng.

Ví dụ điển hình nhất chính là Ophiocordyceps unilateralis, một nhóm nấm Cordyceps ký sinh trên loài kiến. Trong tự nhiên, con kiến di chuyển dưới tán cây vô tình tiếp xúc với bào tử của nấm. Sau đó bào tử đi vào cơ thể kiến và lan rộng, biến chúng thành “giá thể” để di chuyển đến các vùng ẩm ướt thuận tiện cho sự phát triển của nấm. Khi tiêu thụ hết nội tạng của con vật, nấm bắt đầu mọc ra từ đầu kiến, tạo ra thêm nhiều bào tử để lây nhiễm những con kiến khác bên dưới.

Ngoài kiến, các loài Ophiocordyceps còn nhắm tới nhiều loài côn trùng khác với tập tính khác nhau. Trong đó có Đông trùng hạ thảo – loài nấm phổ biến ở châu Á, ký sinh trên thân ấu trùng sâu bướm.

Nấm Massospora cicadina ký sinh và thay thế dần đốt cuối ở bụng ve sầu - Ảnh: Gerry Bishop

Nấm Massospora cicadina ký sinh và thay thế dần đốt cuối ở bụng ve sầu - Ảnh: Gerry Bishop

Những năm gần đây, giới khoa học cũng quan tâm đến loài nấm “thây ma” có tên Massospora cicadina ký sinh trên loài ve sầu. Những con ve này sống dưới lòng đất, chỉ chui ra ngoài trong thời gian ngắn để giao phối theo chu kỳ 13 hoặc 17 năm. Nấm “thây ma” khi tấn công sẽ khiến con ve bay liên tục, ngay cả khi chúng ăn rỗng nội tạng và chiếm lấn phần bụng của ve. Ruồi, thiêu thân, cuốn chiếu… cũng là nạn nhân của nấm Massospora.

PGS. Kasson dí dỏm cho hay, ông vẫn kiểm soát được hành vi của mình dù đã thu thập, xử lý và tiếp xúc với hàng trăm loài vật bị nhiễm nấm “thây ma”. Mối đe dọa thực sự với sức khỏe con người là những loài nấm như Aspergillus fumigatus và Cryptococcus neoformans, có thể gây bệnh nấm phổi với triệu chứng tương tự viêm phổi. Cryptococcus neoformans còn có thể lây nhiễm đến hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh cứng cổ, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng.

Trên toàn thế giới, tình trạng nhiễm nấm xâm lấn ngày càng gia tăng. Nhiễm nấm da chân và hắc lào cũng là tình trạng viêm da do nấm phổ biến.

Nấm phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình khỏi các loài nấm có hại bằng cách tắm sạch sau khi đổ mồ hôi; Không dùng chung dụng cụ thể thao, khăn tắm với người khác.

PGS. Kasson nhận định: “Không phải loài nấm nào cũng đáng sợ, và ngay cả những loài đáng báo động nhất cũng không thể biến bạn thành xác sống. Khả năng cao nhất mà bạn có thể gặp phải nấm “thây ma” có lẽ là qua phim kinh dị hoặc chơi trò chơi điện tử mà thôi.”

 
Quỳnh Trang (Theo The Conversation)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết