Kim loại nặng như chì xuất hiện trong thức ăn trẻ em khiến nhiều người lo lắng
FDA cảnh báo 7 công ty bán TPCN với tuyên bố “điều trị bệnh tim mạch”
FDA đề xuất định nghĩa mới về "thực phẩm lành mạnh"
Nhiễm độc kim loại nặng nguy hiểm thế nào, có triệu chứng gì cảnh báo?
Nguy hại khi tự ý chữa bệnh bằng thuốc Đông y không rõ chất lượng
Dự thảo mới về giới hạn chì trong thực phẩm
Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra dự thảo giới hạn hàm lượng chì cho phép trong một số loại thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên được đặt ở mức dưới 20ppb (tức 20 phần tỷ).
Những thực phẩm được nêu tên trong dự thảo là sản phẩm dành cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, được đóng gói trong hộp, lọ, túi, ống. Ngoài ra, cơ quan này cũng đề xuất giới hạn hàm lượng chì trong hỗn hợp trái cây, thực phẩm dành cho trẻ em, bánh pudding, sữa chua hay thịt cũng không quá 10 phần tỷ.
"FDA ước tính rằng những giới hạn này có thể giúp giảm tới 24 - 27% nguy cơ phơi nhiễm với chì ở trẻ nhỏ ăn những thực phẩm được đề cập trong hướng dẫn dự thảo mới đây", Tiến sỹ Robert Califf - Ủy viên Hội đồng của FDA cho hay.
Trước tuyên bố này, FDA chỉ từng đặt ra giới hạn với kim loại nặng trong duy nhất một sản phẩm cho trẻ em là ngũ cốc gạo ăn liền. Dù vậy, bước tiến này vẫn vấp phải một số phê bình.
Bà Jane Houlihan – Giám đốc Liên minh Healthy Babies Bright Futures, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với hóa chất độc hại, cho rằng giới hạn này là chưa đủ thấp để tạo ra thay đổi tích cực. Bà cũng chỉ ra, FDA không đặt giới hạn cho bánh ngũ cốc và bánh cho trẻ mọc răng. Trong khi đó, nhóm sản phẩm này chiếm 7/10 sản phẩm cho trẻ có hàm lượng chì cao nhất.
Một báo cáo của Consumers Reports vào năm 2018 phát hiện hàm lượng chì và kim loại nặng đáng lo ngại trong 50 sản phẩm thức ăn cho trẻ. 15 sản phẩm trong số đó có thể gây rủi ro cho trẻ ngay cả khi chỉ ăn một khẩu phần mỗi ngày.
Ông Brian Ronholm - Giám đốc Consumers Reports cho rằng, FDA cần khuyến khích ngành công nghiệp nỗ lực giảm thiểu hàm lượng hàm lượng chì và kim loại nặng.
Thực phẩm nhiễm độc từ nguồn
Chì chỉ là một trong số những kim loại nặng có tác động nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chì, asen, cadmium và thủy ngân nằm trong 10 hóa chất gây lo ngại hàng đầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kim loại này có thể gây hại cho não bộ đang ở giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, chúng là nguyên tố tự nhiên có trong đất trồng và khó có thể tránh khỏi. Một số vùng canh tác và cây trồng sẽ có hàm lượng kim loại nặng cao hơn – hậu quả của việc lạm dụng thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Ví dụ, các loại rau củ như cà rốt, khoai mọc dưới lòng đất dễ dàng hấp thụ kim loại nặng hơn.
Theo nguồn tin của CNN, một quan chức của FDA chia sẻ: "Việc cắt giảm hàm lượng chì xâm nhập vào thực phẩm từ môi trường không hề dễ dàng. Vì thế, ưu tiên của chúng tôi là giảm các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời đảm bảo các gia đình có thể sử dụng thực phẩm chứa dưỡng chất cần thiết."
Các tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe và môi trường đòi hỏi những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa từ FDA. Thay đổi phương thức canh tác có thể giảm thiểu lượng kim loại nặng mà cây trồng hấp thụ. Các nhà sản xuất thức ăn cho trẻ cũng cần liên tục thử nghiệm hàm lượng kim loại nặng và công khai kết quả cho người tiêu dùng.
Cha mẹ cần làm gì?
Theo các chuyên gia, ngay cả thực phẩm chế biến tại nhà vẫn có thể chứa các chất gây ô nhiễm. Báo cáo mới nhất của Healthy Babies Bright Futures phát hiện 80% thực phẩm cho người lớn và thức ăn nghiền đều có chứa chì. Asen cũng xuất hiện trong 72% thực phẩm chế biến tại nhà hay mua sẵn.
Biện pháp tốt nhất để bảo vệ con trẻ khỏi kim loại nặng là xây dựng chế độ ăn phong phú, đổi thực đơn hàng ngày. Cha mẹ nên chọn những nguồn thực phẩm ít bị nhiễm độc nhất. Dựa trên các thí nghiệm của mình, Healthy Babies Bright Future gợi ý những thực phẩm có hàm lượng kim loại nặng thấp nhất gồm:
Rau củ quả: Chuối, táo, cam, dưa hấu, hoa quả tươi hay đông lạnh (ngoại trừ dưa lưới, hoa quả đóng hộp), hạt họ đậu, bí đỏ.
Nguồn chất đạm: Thịt, trứng, các loại đậu xay.
Đồ uống: Sữa công thức, sữa bò (trẻ trên 1 tuổi), nguồn nước sạch không chứa chì.
Bình luận của bạn