Tập trung quá mức, lợi hay hại?

Tập trung đến mức quên đi nhu cầu sinh lý cơ bản có thể ảnh hưởng đến cuộc sống.

Khi thanh xuân không còn là thời kỳ hạnh phúc nhất

Khi “xu hướng” lại trở thành gánh nặng!

Châm cứu có thể điều trị rối loạn lo âu?

Nâng cao trí nhớ và sự tập trung với những thói quen đơn giản mỗi ngày

Bác sĩ tiết lộ 5 loại thực phẩm tăng cường trí não và sự tập trung

Theo chuyên gia tâm lý Saba Harouni Lurie (Mỹ), đây là trạng thái mà cá nhân "tập trung với cường độ cao vào một đối tượng, hoạt động hoặc ý tưởng đến mức các yếu tố khác bị gạt sang bên". Điều này có thể liên quan đến một người, một niềm đam mê, một địa điểm hoặc bất kỳ điều gì gây hứng thú mạnh mẽ.

Đặc điểm của sự tập trung quá mức

TS. Julie Landry - một nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở người trưởng thành cho rằng, cần phân biệt rõ ràng giữa sự tập trung thông thường và trạng thái tập trung quá mức. Trong khi tập trung thông thường có thể được điều chỉnh và điều phối theo mục tiêu hoặc nhu cầu, thì tập trung quá mức là một dạng đắm chìm gần như không kiểm soát được.

Cũng theo quan sát của TS. Landry, nhiều người mắc ADHD hoặc ASD thường gặp tình trạng có thể nghe đi nghe lại một album, xem nhiều lần một bộ phim, hoặc dành hàng giờ đồng hồ luyện tập thể thao, nghiên cứu sở thích, hay thực hiện các công việc thủ công đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Trong trạng thái này, người đó thường bộc lộ mong muốn khám phá sâu hơn đối tượng quan tâm, đến mức các nghĩa vụ cá nhân và xã hội khác bị bỏ qua. Ví dụ, một thanh thiếu niên có thể chơi trò chơi điện tử liên tục cả ngày mà không quan tâm đến việc ăn uống hoặc vệ sinh cá nhân.

Các chuyên gia tâm lý ví trạng thái trên như một "vòng xoáy", nơi một người bị cuốn vào mà không nhận thức được mức độ ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của cuộc sống. "Khi bạn quá tập trung, não bộ dường như không ghi nhận được bất cứ điều gì khác", TS. Landry nhấn mạnh.

Ai dễ bị rơi vào trạng thái này?

Tuy tập trung quá mức có thể xảy ra ở mọi người, nhưng nó sẽ phổ biến nhơn ở những người có đặc điểm thần kinh khác biệt như ADHD, rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn lo âu như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Theo TS.BS Zishan Khan thuộc bệnh viện tâm thần Mindpath Health (Mỹ), đặc điểm và hệ quả của trạng thái này có thể khác nhau tùy từng nhóm đối tượng.

Ví dụ, ở những người tự kỷ, sự tập trung quá mức thường biểu hiện qua việc phát triển đam mê sâu sắc và kiến thức chuyên môn về một chủ đề cụ thể. Khi một bệnh nhân có niềm yêu thích mãnh liệt với máy hút bụi, cậu ta sẽ biết rõ từng cơ chế hoạt động và các dòng sản phẩm khác nhau.

Với những người bị OCD, tập trung quá mức có thể xuất hiện như các suy nghĩ cưỡng bức và lặp đi lặp lại như lo sợ về sự ô nhiễm dẫn đến hành vi dọn dẹp liên tục, hoặc suy nghĩ ám ảnh về một người cụ thể.

Với những người bị OCD, tập trung quá mức có thể xuất hiện như các suy nghĩ cưỡng bức và lặp đi lặp lại như lo sợ về sự ô nhiễm dẫn đến hành vi dọn dẹp liên tục, hoặc suy nghĩ ám ảnh về một người cụ thể.

Lợi ích và thách thức

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng tập trung quá mức không nhất thiết là tiêu cực. Nếu được kiểm soát và định hướng phù hợp, nó có thể là công cụ thúc đẩy sáng tạo, học tập và thành công chuyên môn. Chuyên gia Lurie mô tả trạng thái này tương tự như trạng thái "dòng chảy" (flow) - khi cá nhân hoàn toàn đắm chìm vào hoạt động, đạt hiệu suất và sự thỏa mãn tối đa.

TS. Landry cho biết nhiều người trưởng thành mắc ASD đã chuyển đam mê thời thơ ấu thành những sự nghiệp thành công. Ngoài ra, một sở thích chuyên biệt có thể mang lại cảm giác an toàn và tự điều chỉnh cảm xúc, giúp cá nhân kết nối với những người có cùng mối quan tâm, ví dụ như qua các câu lạc bộ hoặc cộng đồng trực tuyến.

Tuy nhiên, thách thức cũng rất rõ rệt: trẻ em có thể chểnh mảng học tập; người lớn có thể bị sao nhãng trong công việc hoặc chi tiêu quá mức cho sở thích; mối quan hệ xã hội có thể bị ảnh hưởng do thiếu giao tiếp hoặc mất cân bằng trong tương tác. TS.BS Khan chia sẻ: "Không ít bệnh nhân đến gặp tôi sau khi người thân than phiền về việc họ dành toàn bộ thời gian để theo đuổi một sở thích duy nhất. Khi họ bị ngăn cản, họ trở nên bồn chồn, cáu gắt và mất phương hướng".

Cách quản lý tập trung quá mức

Để tận dụng mặt tích cực của sự tập trung mà không làm tổn hại đến các khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, các chuyên gia khuyến nghị một số chiến lược:

- Thiết lập giới hạn thời gian: Đặt đồng hồ hẹn giờ khi tham gia các hoạt động dễ gây “đắm chìm”. Khi hết giờ, hãy thực hiện một hành vi gián đoạn như đi dạo hoặc trò chuyện.

- Tìm kiếm người đồng hành: Chia sẻ sở thích với bạn đời hoặc bạn bè, đồng thời nhờ họ hỗ trợ kiểm soát mức độ tập trung. Một người có thể đóng vai trò "đối tác chịu trách nhiệm", giúp nhắc nhở bạn quay lại với các chủ đề hoặc nhiệm vụ khác.

- Chuyển hướng sở thích của trẻ: Nếu trẻ có xu hướng tập trung quá mức, phụ huynh nên khéo léo mở rộng sở thích đó thành những hoạt động giáo dục. Ví dụ, sở thích với Minecraft có thể được chuyển hướng thành hứng thú với lập trình hoặc kiến trúc.

- Thường xuyên kiểm tra thực tế: Đặt câu hỏi cho bản thân hoặc con cái như: "Mình có quên ăn không?", "Mình có cảm thấy mệt mỏi không?" để kịp thời nhận diện tình trạng tập trung quá mức.

 
Hà Chi (Theo Time)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thần kinh