Lời căn dặn của Bác Hồ

Lá thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngành Y tế

Y tế tuần: 93 ngày hồi sinh bé gái sinh non chỉ nặng 550gr

Dòng chảy Sức khỏe+: Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Nagoya hợp tác nghiên cứu về ung thư

Podcast: Có nên ngủ trưa hay không?

Cách đây 69 năm, ngày 27/2/1955, nhân dịp hội nghị cán bộ y tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho hội nghị căn dặn ngành Y tế 3 điều. Những điều căn dặn của Người đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành Y tế. Từ năm 1985 ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế, ngày 27 tháng 2 hàng năm đã được Đảng và Nhà nước quyết định là Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Một trong 3 điều mà Bác Hồ căn dặn ngành Y tế, đó là: Xây dựng một nền y học của ta. Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây".

Lời căn dặn này của Bác Hồ thật chí lý. Bác Hồ đã căn dặn ngành Y tế là ông cha ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc vậy nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp Đông y với Tây y.

Điều tự hào cho nền y học cổ truyền Việt Nam trong dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày 21/11/2023 vừa qua Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc ( UNESCO) đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025”, trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của Việt Nam. Năm 2024 là tròn 300 năm Ngày sinh của Hải Thượng Lãn Ông, việc UNESCO vinh danh ông cũng là sự vinh danh nền y học cổ truyền nước nhà.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo ngành Y tế chú trọng nghiên cứu và phối hợp Đông - Tây y trong công tác phòng, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trong năm qua (2023), Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ là: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế. Tập trung nghiên cứu, sản xuất thuốc, vaccine đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong công nghiệp dược phẩm, công nghệ gene, sản xuất nguyên liệu và các loại thuốc sinh học, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược.

 

Với chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm hình thành và phát triển của công đồng các dân tộc, đã kết kinh nhiều giá trị về văn hóa, kinh tế, xã hội. Nền y dược học cổ truyền, dược liệu được hình thành và phát triển cho tới ngày nay, đã ghi nhận tri thức sử dụng 5.117 loài thuộc 1.823 chi của 362 họ thực vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong số 13.766 loài thực vât được ghi nhận ở Việt Nam. Có nhiều loài cây dược liệu quý, hiếm đặc hữu vừa có công dụng chữa bệnh vừa có giá trị kinh tế cao, được phân bố rộng khắp trên cả nước, như: sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, sâm vũ diệp, bảy lá một hoa, lan kim tuyến, tam thất hoang, bách hợp, thông đỏ, vàng đắng, hoàng liên ô rô, hoàng liên gai, thanh thiên quỳ, bình vôi… (trích: Dược liệu Việt Nam: Thực trạng và chính sách để phát triển - Tạp chí Tuyên giáo ngày 28/11/2023)

Cũng trong năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP ngày 16/11/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Năm qua, Chính phủ cũng đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, trong đó nhấn mạnh ngoài việc tự chủ về thuốc phòng và điều trị bệnh trong nước còn hướng tới xuất khẩu thuốc.

Với Nghị quyết số 36-NQ/TW, lần đầu tiên, cơ quan ra chính sách ở tầm cao nhất đã có những chỉ đạo định hướng chiến lược cho sự phát triển của ngành Thực phẩm chức năng. Hướng đến mục tiêu chiến lược là phát triển ngành Thực phẩm chức năng, tranh thủ những thời cơ, cơ hội mà Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ đem đến, đưa ngành Thực phẩm chức năng trở thành ngành kinh tế - y tế đóng góp lớn vào GDP của đất nước, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam xác định phương hướng hoạt động năm 2024 là hỗ trợ, hết sức tạo điều kiện để các doanh nghiệp thành viên tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hiện ngành Thực phẩm chức năng, trong đó nhiều doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, đang phát huy lợi thế nguồn dược liệu phong phú đa dạng trong nước, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, tiên tiến sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm chức năng phục vụ viêc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Thực hiện thành công mục tiêu chiến lược nêu trên là hiện thực hóa được lời căn dặn của Bác Hồ cách nay 69 năm.

 
Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý