Phát hiện thú vị về vị giác của thai nhi

Thai nhi sớm hình thành phản ứng khác nhau với mùi và vị trong thức ăn của mẹ

Phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp bảo vệ cả thai nhi

Bà bầu nên uống nước ấm mỗi ngày vì những lý do này

Nghe nhạc khi mang thai có thật sự tốt cho bé?

Lưu ý khi ru trẻ nhỏ ngủ với tiếng ồn trắng

Đây là kết quả của một nghiên cứu trên 100 phụ nữ mang thai, được đăng tải trên Tạp chí Psychological Science. Qua siêu âm, các nhà khoa học tại Đại học Durham (Vương quốc Anh) phát hiện, các em bé ở tuần thai 32-36 đã có phản ứng với thực phẩm mà mẹ ăn. Các bé mỉm cười khi mẹ uống bột cà rốt, và cau có khi mẹ uống bột rau cải xoăn (kale) – đều được bào chế dưới dạng viên nhộng.

Nhờ công nghệ siêu âm 4D, đây là nghiên cứu đầu tiên ghi nhận được phản ứng thú vị này. Thai nhi có biểu cảm mỉm cười hoặc nhăn mặt không khác gì người trưởng thành, chỉ 20 phút sau khi người mẹ nuốt viên nhộng.

Hình ảnh thai nhi có biểu cảm giống nhăn mặt khi mẹ sử dụng bột cải xoăn

Hình ảnh thai nhi có biểu cảm giống nhăn mặt khi mẹ sử dụng bột cải xoăn

Phản ứng như mỉm cười của thai nhi khi mẹ sử dụng bột cà rốt

Phản ứng như mỉm cười của thai nhi khi mẹ sử dụng bột cà rốt

Chia sẻ với CNN, ThS Beyza Ustun - trưởng nhóm nghiên cứu cho hay, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã đủ trưởng thành để phân biệt mùi vị trong thực phẩm mà mẹ ăn. Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển khứu giác và vị giác tương đối. Tuy nhiên, phát hiện này không thể chứng minh rằng trẻ thích cà rốt hơn rau lá xanh. 

Trong quá trình phát triển, khả năng cao bào thai đã tiếp xúc với mùi vị của thực phẩm qua nước ối - chất dịch lỏng rất giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi. TS Nadja Reissland – thành viên của nhóm nghiên cứu giải thích thêm, hình ảnh ghi nhận được trên siêu âm có thể chỉ là chuyển động cơ mặt của bé khi cảm nhận được vị đắng.

Từ kết quả này, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết: Trẻ tiếp xúc liên tục với nhiều hương vị trước khi chào đời, sẽ hình thành khẩu vị sớm hơn. Đây là yếu tố quan trọng để giúp trẻ bớt "kén ăn" khi đến tuổi ăn dặm, cũng như giúp tạo thói quen ăn uống lành mạnh và đa dạng hơn.

Muốn thai nhi khỏe mạnh, các bà mẹ khi mang thai phải có chế độ dinh dưỡng thật hợp lý và khoa học. Thực đơn hàng ngày phải đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Sắt, calci, kẽm, acid folic, vitamin A, D, C… là các vi chất cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bà bầu cần kiêng chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá; Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt; Nên ăn nhạt.

 
Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất