Người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Sốt xuất huyết ảnh hưởng thế nào đến lượng đường trong máu?

Một số biện pháp diệt muỗi an toàn, hiệu quả

Cảnh giác sốt xuất huyết chuyển nặng do không có triệu chứng điển hình

Bé trai tổn thương gan bởi căn bệnh thường gặp

Những điều sinh viên nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo BS Altaf Patel (Giám đốc Y khoa, Bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu Jaslok, Mumbai, Ấn Độ): Sốt xuất huyết hiếm khi gây tử vong. Nó có thể gây sốt, các vấn đề về khớp và đau nhức cơ thể kéo dài. Tử vong do sốt xuất huyết là rất hiếm.

Tuy nhiên, sốt xuất huyết nặng có thể khiến lượng tiểu cầu giảm xuống mức báo động, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng. Nếu bạn bị sốt xuất huyết, hãy theo dõi tiểu cầu tại nhà, nghỉ ngơi và bổ sung các loại vitamin cần thiết.

Triệu chứng sốt xuất huyết nặng

Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết gồm: Sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn và nôn, phát ban. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng sốt xuất huyết nặng có thể khác với nhiễm sốt xuất huyết thông thường. Các triệu chứng gồm: Đau bụng dữ dội, nôn dai dẳng, thở nhanh, chảy máu mũi hoặc nướu, mệt mỏi và suy nhược, bồn chồn, nôn ra máu hoặc lẫn máu trong phân, da nhợt nhạt và lạnh.

Người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Với bệnh nhân đái tháo đường, khi bị nhiễm trùng, nhu cầu về đường sẽ tăng lên. Theo Tổ chức Sức khỏe và Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ (the US Diabetes Research and Wellness Foundation), nhiễm trùng có thể gây ra phản ứng căng thẳng trong cơ thể bằng cách tăng một lượng hormone nhất định (như cortisol và adrenaline). Những hormone này sau đó hoạt động chống lại hoạt động của insulin (một loại hormone khác giúp cơ thể sử dụng đường để tạo năng lượng). Do đó, quá trình sản xuất glucose của cơ thể tăng lên, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng thận ở người bệnh đái tháo đường

Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng thận ở người bệnh đái tháo đường

BS Patel cho biết: Bệnh nhân đái tháo đường có thể mắc bệnh thận giai đoạn đầu gây ảnh hưởng chức năng của thận. Điều này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát khi người bệnh đái tháo đường bị nhiễm trùng (như sốt xuất huyết), dẫn đến suy thận hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

Nghiên cứu khác cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có nhiều nguy cơ bị xuất huyết hơn. Vì người bệnh có khả năng miễn dịch yếu và mạch máu dễ vỡ, có thể xuất hiện các triệu chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng. Người bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ mắc hội chứng sốc sốt xuất huyết - tình trạng rò rỉ huyết tương, chảy máu nghiêm trọng, tổn thương các cơ quan như men gan tăng cao, suy giảm giác quan và viêm cơ tim.

Các chuyên gia y tế khuyên người bị đái tháo đường phải hết sức cẩn trọng, phòng ngừa sốt xuất huyết. Các cách để phòng ngừa bệnh như sau:

- Tránh để nước đọng ở các khu vực xung quanh.

- Phun thuốc diệt bọ gậy và thuốc trừ sâu khu vực nước tù đọng.

- Sử dụng màn khi ngủ.

- Sử dụng thuốc chống côn trùng có thể thoa lên da và quần áo.

- Trang bị cửa lưới chống muỗi khi có thể.

- Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng xua đuổi côn trùng (như cây sả, oải hương, hương thảo...).

- Chườm đá sạch hoặc gel nha đam lên vết muỗi đốt để giảm triệu chứng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết