Mất ngủ nhiều ngày nguy hiểm như thế nào?

Không ít người trong độ tuổi trưởng thành phải “vật lộn” với chứng mất ngủ kéo dài

Ngưng thở khi ngủ gây suy giảm não bộ thế nào?

Chuyên gia giải đáp: Hở van tim có phải do di truyền không?

Thói quen nhỏ giúp bạn ngủ ngon hơn

10 dấu hiệu "tố cáo" bạn chưa ngủ đủ giấc

Các giai đoạn mất ngủ

Một người trưởng thành khỏe mạnh cần ngủ tối thiểu 7 tiếng ngủ mỗi đêm. Đặc biệt, giấc ngủ cần diễn ra ngon lành và không bị cản trở, cho phép cơ thể phục hồi trong giai đoạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Đây là giai đoạn thân não sẽ gửi tín hiệu giúp thư giãn các cơ duy trì tư thế cơ thể và cử động chân tay, giúp cơ thể nghỉ ngơi khi ngủ.

Có nhiều nguy cơ sức khỏe đi kèm với tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ: Từ bệnh tim mạch, tăng huyết áp đến hệ miễn dịch bị suy giảm. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu ngủ trầm trọng, cũng như tác động tiêu cực tới cơ thể và tinh thần:

Giai đoạn 1

Bọng mắt và quầng thâm mệt mỏi cho thấy bạn chưa ngủ đủ giấc

Bọng mắt và quầng thâm mệt mỏi cho thấy bạn chưa ngủ đủ giấc

Một đêm thức trắng có thể chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, việc không chợp mắt trong vòng 24 giờ khiến bạn dễ uể oải, cáu gắt, bồn chồn, không còn tỉnh táo, mắt sưng và có quầng thâm.

Giai đoạn 2

Khi bạn bỏ lỡ giấc ngủ trong hơn 24 giờ, các triệu chứng thiếu ngủ của bạn trở nên dữ dội hơn. Chức năng nhận thức bị suy giảm đáng kể, cơ thể bắt đầu suy giảm miễn dịch và tăng phản ứng viêm.

Một số người còn bắt đầu rơi vào những "giấc ngủ siêu ngắn" - chợp mắt chỉ khoảng 30 giây mà bạn hoàn toàn không nhận ra nó. Không chỉ ảnh hưởng tới công việc, "giấc ngủ siêu ngắn" dễ gây ra tai nạn, sự cố đáng tiếc, ví dụ như khi tham gia giao thông.

Giai đoạn 3

Sau 36 giờ không được ngủ, cơ thể bắt đầu xuất hiện một số ảo giác và tần suất "giấc ngủ siêu ngắn" cũng diễn ra nhiều hơn. Hệ miễn dịch suy yếu, trí nhớ bắt đầu kém dần, các phản ứng của bạn cũng diễn ra chậm chạp hơn. 

Giai đoạn 4

Nếu bạn không được ngủ nghỉ đầy đủ tới 4 ngày liên tục, đây là trạng thái thiếu ngủ trầm trọng. Cơ thể xuất hiện các ảo giác như: Nghe thấy âm thanh, hình ảnh lạ. Chưa kể tới việc bạn đã rệu rã, các cảm giác bồn chồn và lo lắng ngày càng tăng.

Giai đoạn 5

Ảo giác, loạn thần có thể xảy ra khi thiếu ngủ nhiều ngày liên tiếp

Ảo giác, loạn thần có thể xảy ra khi thiếu ngủ nhiều ngày liên tiếp

Sau 5 ngày liên tiếp không được ngủ, nhận thức của bạn về thực tế sẽ bị bóp méo nghiêm trọng: Bạn gặp ảo giác, suy nghĩ bị rối loạn. Bạn cũng sẽ cảm thấy thèm ngủ đến mức không thể chịu nổi. Hậu quả nguy hiểm có thể là trạng thái loạn thần.

Để tránh những tác động nặng nề trên, bạn nên sớm tới gặp bác sỹ khi nhiều ngày không ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Tình trạng mất ngủ về đêm sẽ có các triệu chứng điển hình như khó đi vào giấc ngủ vào mỗi tối, ngủ chập chờn không sâu giấc. Nếu kéo dài hơn 3 tháng, chứng mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kinh niên cần được điều trị sớm.

Giải pháp cải thiện tình trạng thiếu ngủ

Theo các chuyên gia, để cải thiện giấc ngủ từ sớm, ngăn tình trạng này kéo dài, bạn nên tập trung vào 6 mục tiêu:

  • Tạo thói quen đi ngủ - thức giấc cố định mỗi ngày.
  • Tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái, thư giãn cho giấc ngủ.
  • Hạn chế dùng thiết bị điện thử trước giờ ngủ.
  • Thử các biện pháp thư giãn như thiền định, tập thở, nghe nhạc…
  • Tập thể dục đều đặn hơn, đặc biệt là vào ban ngày.
  • Hạn chế các thực phẩm, đồ uống dễ gây mất ngủ (rượu, cà phê, không ăn quá no trước giờ ngủ).

Việc sử dụng thuốc ngủ, thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ cần có sự chỉ định của bác sỹ, dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và bệnh lý đi kèm.

 
Quỳnh Trang (Theo CNET)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp