Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi mang thai và sinh con?

Phụ nữ bị đái tháo đường cần cẩn trọng khi mang thai

6 quan niệm về bệnh đái tháo đường mà bạn nên ngừng tin

Trời càng nóng, mẹ bầu càng dễ bị đái tháo đường thai kỳ

Vì sao bà bầu cần kiểm tra glucose trong máu?

6 biến chứng đái tháo đường thai kỳ mẹ bầu nên cảnh giác

Theo tiến sỹ Meghana Sarvaiya – Bác sỹ sản phụ khoa, Bệnh viện Cloudnine ở Mumbai, Ấn Độ: “Nồng độ đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn. Bởi vậy, nếu muốn có thai bạn nên kiểm soát đường huyết của mình ở mức ổn định”.

Nếu bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt trước và trong khi mang thai, thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sinh non, người mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh đái tháo đường nếu muốn mang thai và sinh con.

Người bệnh đái tháo đường nếu muốn mang thai cần kiểm soát tốt mức đường huyết

Cẩn trọng khi uống thuốc kiểm soát đái tháo đường

Nếu muốn có thai, trước tiên bạn cần phải đến gặp các bác sỹ để được khám xét và tư vấn cẩn thận. Phụ nữ bị đái tháo đường cần kiểm soát tốt mức đường huyết ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc uống để kiểm soát đường huyết, hãy hỏi bác sỹ xem loại thuốc đó có an toàn nếu bạn đang có ý định mang thai hay không.

Thuốc Metformin - thường dùng để kiểm soát đường huyết khi bị đái tháo đường được xem là an toàn trong thai kỳ. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, các bác sỹ điều trị có thể khuyên bạn sử dụng kết hợp Metformin và Insulin hoặc chỉ riêng Insulin.

Theo tiến sỹ Sarvaiya, ngoài sử dụng 2 loại trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như giảm cân, cắt giảm đường, bỏ thuốc lá, rượu... để hạ đường huyết. Nếu bạn bị biến chứng ở tim, thận hoặc gan do đái tháo đường thì cần điều trị các bệnh này trước khi có ý định mang thai. Bởi mang thai có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này và do đó có thể khiến thai chết lưu.

Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá và uống rượu

Lưu ý với người bệnh đái tháo đường trước khi mang thai  

Nếu đường huyết của bạn ở mức bình thường trong vòng 3 tháng, nghĩa là từ 70 mg/dL đến 120 mg/dL và 140 mg/dL sau bữa ăn thì bạn có thể lập kế hoạch để mang thai. Theo bác sỹ Sarvaiya, điều cần thiết khi người bệnh đái tháo đường muốn mang thai là không được tự ý ngưng dùng thuốc điều trị đái tháo đường mà không có chỉ định của bác sỹ.

Lưu ý với người bệnh đái tháo đường trong khi mang thai

Nếu bạn bị đái tháo đường và đang mang thai bạn cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên và thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát đường huyết.

- Quản lý chế độ ăn uống: Bạn nên bỏ quan điểm ăn cho 2 người trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là khi bạn bị đái tháo đường. Ăn quá nhiều calo trong thời gian này không chỉ làm tăng đường huyết mà có thể gây hại cho bé làm tăng nguy cơ sảy thai. Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý.

Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết

- Bổ sung đầy đủ vitamin và acid folic: Thiếu acid folic khi mang thai có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh. Bởi vậy phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ acid folic để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở em bé. 

- Khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo lượng đường huyết của bạn được kiểm soát. Tam cá nguyệt đầu tiên rất quan trọng vì đây là thời điểm hình thành hệ thần kinh trung ương và các cơ quan quan trọng của thai nhi, nếu lượng đường huyết cao trong giai đoạn này thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Trong tam cá nguyệt thứ 2, bạn cũng cần phải kiểm tra đường huyết sau ăn. Bởi đường huyết tăng cao trong giai đoạn này có thể khiến bào thai lớn hơn bình thường và làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi sinh. Đặc biệt, bào thai quá lớn sẽ khiến cho việc sinh thường gặp trở ngại, thường thì các trường hợp này phải sinh mổ.

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Tập thể dục thể thao đều đặn như đi bộ 15 - 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết.

- Không hút thuốc lá và uống rượu.

Lưu ý với người bệnh đái tháo đường trong khi sinh con

Theo các bác sỹ, nếu sức khỏe của người mẹ không có vấn đề gì và đường huyết ổn định thì có thể đợi đến thời điểm chuyển dạ để sinh thường. Tuy nhiên, có thể cho sinh trước tuần thứ 38 nếu phát hiện thai to. Nếu quyết định cho sinh sớm trước tuần 37 thì phải xem xét đến sự phát triển phổi của thai nhi. Để giảm tối đa nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, nên trì hoãn sinh (nếu có thể) tới tuần 38 - 40 và hạn chế việc mổ đẻ.

Thanh Tú H+ (Theo The Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết