Thực phẩm gây viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính

Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế góp phần thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể

Viêm mạn tính là gì và ngăn ngừa viêm mạn tính như thế nào?

7 dấu hiệu cảnh báo viêm mạn tính trong cơ thể

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến tình trạng viêm mạn tính của cơ thể không?

Bạn có thể làm gì để kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể?

Tình trạng viêm kéo dài có thể khiến bạn mệt mỏi, dẫn tới các vấn đề về giấc ngủ hoặc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như: Đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, bệnh tự miễn và các dạng ung thư.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mạn tính, trong đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Nếu bạn đang lạm dụng những thực phẩm gây viêm này, hãy cân nhắc cắt giảm để hạn chế tình trạng viêm.

Thịt nướng cháy

Khi bạn thưởng thức món thịt nướng, các vết cháy đen là dấu hiệu món ăn này chứa heterocyclic amine (HAC). Đây là chất hóa học được hình thành khi cơ thịt  được nấu ở nhiệt độ cao như rán hoặc nướng trực tiếp trên ngọn lửa. HAC có thể gây ra stress oxy hóa trong cơ thể và tổn thương với tế bào.

Ngoài ra, thịt nướng trực tiếp trên than còn sinh ra hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) do chất béo và nước từ thịt rơi trực tiếp vào lửa gây cháy. PAH còn được phát hiện trong cả thuốc lá và khói xe hơi.

Thịt đỏ là món ăn dễ sản sinh HAC nhất khi nướng ở nhiệt độ cao. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp thịt đỏ vào nhóm các chất có khả năng gây ung thư ở người.

Nếu bạn yêu thích hương vị thịt nướng, hãy hạn chế nguy cơ từ các hóa chất trên bằng cách ướp thịt với hỗn hợp nước cốt chanh, gia vị và thảo mộc. Tiêu đen, hương thảo, cỏ xạ hương, oregano… là các gia vị dồi dào chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi hiện tượng viêm.

Thịt chế biến sẵn

ung thư trực tràng là bệnh rất dễ xảy ra đối với những người thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn

Ung thư trực tràng là bệnh rất dễ xảy ra đối với những người thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn

Các sản phẩm từ thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp… có nguy cơ gây viêm do hàm lượng chất béo bão hòa cao. Bên cạnh đó, những món ăn này chứa nhiều muối nitrite, có thể chuyển hóa thành nitrosamine làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Nghiên cứu trên tạp chí Dịch tễ học Quốc tế năm 2020 cho thấy, chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có liên hệ mật thiết với nguy cơ ung thư trực tràng.

Đồ uống có cồn

Một ly rượu vang thực sự không gây hại cho sức khỏe. Trong rượu vang đỏ có chứa resveratrol – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ từ thực vật.

Tuy nhiên, đồ uống có cồn vẫn là một chất gây độc với cơ thể, nếu lạm dụng sẽ gây ra hiện tượng viêm theo nhiều cơ chế khác nhau. Hậu quả kéo theo tình trạng viêm mạn tính là ung thư, các bệnh về gan và tổn thương hệ thần kinh.

Về mặt lý thuyết, uống rượu điều độ có thể giúp kiểm soát mức độ viêm trong cơ thể. Nam giới không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và nữ giới không nên uống quá 1 ly.

Đồ chiên rán

Chiên rán thực phẩm trong dầu ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các chất gây viêm

Chiên rán thực phẩm trong dầu ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các chất gây viêm

Phương pháp chiên ngập dầu, nhất là khi dầu ăn được tái sử dụng, sẽ tạo ra nhiều phân tử gây viêm trong thực phẩm. Bạn cũng cần thận trọng với dầu ăn sử dụng khi xào nấu. Dùng dầu olive nguyên chất đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng nếu dầu bốc khói sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, thậm chí có thể gây viêm. Nếu bạn cần chế biến ở nhiệt độ cao, hãy dùng dầu ăn có nhiệt độ bốc khói cao như dầu quả bơ.

Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường

Không phải lúc nào đường cũng gây viêm cho cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn với hàng loạt thực phẩm giàu đường có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, nồng độ protein phản ứng C – chỉ báo hiện tượng viêm tăng cao ở người sử dụng lượng đồ uống có đường chiếm tới 20% lượng calorie hàng ngày.

Ngoài ra, đồ uống chứa đường phụ gia giàu calorie mà nghèo dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ béo phì. Đây cũng là bệnh lý liên quan tới tình trạng viêm mạn tính.

Carbohydrate tinh chế

Khác với tinh bột (carbohydrate) chưa qua chế biến, carbohydrate tinh chế đã bỏ đi hầu hết chất xơ. Trong khi đó, chất xơ có vô vàn lợi ích từ tạo cảm giác no, cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn đường tiêu hóa. Carbohydrate tinh chế dễ làm đường huyết tăng đột ngột, khi ăn sẽ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể nhằm đưa chỉ số đường huyết về bình thường.

Carbohydrate tinh chế có nhiều trong bánh mì, bánh ngọt, đồ ngọt chế biến sẵn. Thay vì cắt giảm carbohydrate hoàn toàn, bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như diêm mạch (quinoa) hoặc gạo lứt.

 
Quỳnh Trang (Theo Fortune)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng