- Chuyên đề:
- Bài tập thể dục, yoga
Tập thể dục thường xuyên là nguyên tắc để kiểm soát đường huyết
Cô gái bị đánh chết vì... lười tập thể dục
3 bài tâp thể dục giúp đôi chân thon gọn, quyến rũ
Tác hại của thói quen trang điểm khi tập thể dục
Ngày "đèn đỏ" ngại gì mà không tập thể dục?
“Tập thể dục làm giảm tỷ lệ tử vong sớm và cải thiện sức khỏe cho cả người bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2”, chuyên gia bệnh đái tháo đường tại Canada, TS. Maureen Clement cho biết. Tuy nhiên, người bệnh nên áp dụng 6 mẹo sau để việc tập luyện đạt kết quả cao hơn:
1. Hỏi ý kiến bác sỹ
Nguyên tắc cần “nằm lòng” đầu tiên đối với tất cả các bệnh nhân đó là tham khảo ý kiến bác sỹ - người hiểu rõ tình trạng bệnh tật và có kiến thức chuyên môn. Bác sỹ sẽ đánh giá sức khỏe, chẩn đoán các biến chứng về tim mạch và thần kinh. Dựa vào đó, họ sẽ tư vấn cho bạn bài tập phù hợp.
2. Mang theo đồ ăn nhẹ khi tập thể dục
Khi tập thể dục, bạn nên mang theo đồ ăn/đồ uống nhẹ như đường glucose, kẹo cứng hoặc nước ép trái cây… đề phòng trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột.
3. Điều chỉnh bữa ăn và liều insulin khi cần thiết
Mặc dù hoạt động thể chất thường làm giảm đường huyết về nhưng người bệnh đái tháo đường type 1 có thể gặp trường hợp đường huyết tăng đột ngột sau khi tập thể dục. Những người mắc đái tháo đường type 2 cũng có thể bị tăng đường huyết sau khi hoạt động cường độ cao. Theo các nhà khoa học, khi chơi một môn thể thao có tính cạnh tranh, cơ thể sẽ giải phóng adrenaline làm tăng lượng đường trong máu.
Dinh dưỡng, thuốc và thể dục là cách kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả
Nên kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục để kiểm tra xem cơ thể đáp ứng thế nào với việc tập luyện, từ đó điều chỉnh thức ăn và thuốc tiêm insulin để phù hợp với bài tập.
4. Chăm sóc bàn chân
Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường thường làm mất cảm giác ở bàn chân, người bệnh bị thương nhưng không đau nên chủ quan và dẫn đến các vết loét lớn ở bàn chân. Nếu không chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng, người bệnh có thể phải đoạn chi (cắt cụt bàn chân).
Hãy bảo vệ đôi chân bằng cách đi tất làm từ vải cotton hoặc cotton-polyester, chọn một đôi giày thật thoải mái và luôn giữ chân khô ráo.
5. Uống đủ nước
Việc uống đủ nước khi tập thể dục đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường. Mất nước có thể gây ra các vấn đề về đường huyết cũng như tạo áp lực cho trái tim. Vì thế, luôn mang theo một chai nước lọc hoặc nước ép hoa quả/rau củ để bổ sung cho cơ thể khi cần thiết.
Bình luận của bạn