Người bệnh hen suyễn nên ăn uống thế nào những khi trời lạnh?

Người bệnh hen suyễn nên chọn mua các thực phẩm tươi sống, tránh thực phẩm chế biến sẵn

Kiểm soát hen suyễn bằng 5 tư thế yoga đơn giản

Mẹo tự nhiên xử trí thở khò khè cho bé yêu

7 loại trà tốt cho người bệnh hen suyễn

6 loại trà tốt cho người bị hen suyễn, giảm triệu chứng khó thở

Theo chuyên gia dinh dưỡng Swati Bathwal (người Ấn Độ), số đo vòng eo càng lớn, bạn càng có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn. Trên thực tế, kiểm soát cân nặng, kiểm soát lượng mỡ nội tạng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng hen suyễn khó chịu.

Người bệnh hen suyễn nên ăn gì khi trời lạnh?

Các thực phẩm sau có chứa nhiều dưỡng chất giúp phổi hoạt động tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng bệnh hen suyễn một cách tự nhiên:

Sữa từ hạt

Uống sữa động vật có thể khiến đờm đặc hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hen suyễn. Do đó, bạn nên chuyển sang uống các loại sữa từ hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành… Nếu vẫn thích uống sữa động vật, ít nhất bạn nên tránh uống sữa vào buổi tối và hãy thử thêm một chút bột bạch đậu khấu (cardamom) vào cốc sữa để giảm quá trình hình thành đờm.

Sữa từ hạt là lựa chọn tốt cho người bệnh hen suyễn

Thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men như sữa chua, kimchi, bắp cải muối, trà kombucha… có thể giúp giảm ho, phòng ngừa cảm lạnh cho người bệnh hen suyễn.

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung vitamin C có thể giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do đó, người bệnh hen suyễn không nên bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, hương nhu tía, nghệ, tiêu đen… trong mùa Đông.

Vitamin D

Thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp giảm tần suất các cơn hen suyễn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung vitamin D có thể giúp giảm tần suất các cơn hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 15. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu vitamin D như nước cam, trứng, cá hồi… trong chế độ ăn hàng ngày.

Vitamin A

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ mắc bệnh hen suyễn thường có hàm lượng vitamin A trong máu thấp. Do đó, hãy bổ sung vitamin này từ các thực phẩm như khoai lang, cà rốt, các loại rau lá xanh đậm… để cải thiện sức khỏe cho lá phổi và hệ hô hấp.

Táo

Thường xuyên ăn táo có thể giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu, giúp kiểm soát cơn hen suyễn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn táo khi đói vì thói quen này có thể gây ra một số vấn đề về dạ dày.

Magne

Nồng độ magne thấp có thể ảnh hưởng xấu tới các chức năng của phổi, làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen suyễn. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu magne như chocolate đen, cá hồi, rau chân vịt, hạt bí… trong chế độ ăn uống thường ngày.

Người bệnh hen suyễn nên tránh ăn gì khi trời lạnh?

Một số chất như histamine hoặc acid salicylic có thể gây dị ứng, kích hoạt cơn hen suyễn khó chịu. Ngoài ra, người bệnh hen suyễn cũng có thể cần cảnh giác với một số thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm chứa sulphite

Sulphite là một chất bảo quản có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hen suyễn. Thực phẩm chứa sulphite có thể kể tới như tôm, trái cây sấy khô, rượu vang, nước chanh (đóng chai)…

Các thực phẩm gây đầy bụng, đầy hơi

Ăn quá nhiều các thực phẩm gây đầy bụng, đầy hơi có thể làm tăng áp lực tại dạ dày và cơ hoành. Điều này có thể gây ra cảm giác tức ngực, thậm chí kích hoạt cơn hen suyễn khó chịu. Do đó, bạn nên tránh uống nhiều nước có gas, đồ chiên rán, các loại đậu, hành, tỏi, bắp cải…

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa các chất tạo màu, chất tạo mùi hương, các chất bảo quản… có thể gây dị ứng cho người bệnh hen suyễn. Do đó, bạn nên chú ý chọn mua thực phẩm tươi sống, hữu cơ để đảm bảo sức khỏe.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng