Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

Hiểu rõ về chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn điều gì đang diễn ra trong cơ thể của chính mình

Cải thiện huyết áp nhờ bí quyết vận động đơn giản

Tim đập nhanh kèm tăng huyết áp nên xử trí thế nào?

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến thính giác thế nào?

Tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp ở người suy thận

Huyết áp là gì?

Với mỗi nhịp đập, trái tim có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Theo dòng máu, oxy và các dưỡng chất khác có thể được đưa tới các cơ quan, cơ bắp và các tế bào, từ đó giúp cơ thể duy trì hoạt động.

Dòng máu giàu oxy từ tim sẽ theo các động mạch đi tới các bộ phận trong cơ thể. Khi máu được bơm qua các động mạch, điều này sẽ tạo ra áp lực đè lên thành động mạch. Áp lực này chính là huyết áp.

Chỉ số huyết áp sẽ bao gồm 2 con số. Huyết áp tâm thu (số đầu tiên) cho biết áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch khi tim đập. Huyết áp tâm trương (số thứ hai) cho biết áp lực của máu tác động lên thành động mạch trong khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), chỉ số huyết áp của người bình thường thường không quá 120/80mmHg. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp của một người cũng có thể thay đổi trong ngày. Cụ thể, chỉ số huyết áp có thể đạt cực đại vào khoảng giữa trưa, hạ thấp trở lại vào buổi tối.

Tăng huyết áp là gì?

Infographic giúp bạn tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về chỉ số huyết áp

Infographic giúp bạn tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về chỉ số huyết áp

Theo AHA, huyết áp tăng cao khi chỉ số huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120 - 129mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Nếu không thực hiện các bước để hạ huyết áp nhanh chóng, bạn sẽ có nguy cơ cao tiến triển bệnh tăng huyết áp sau này.

AHA xác định tăng huyết áp theo các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu 130 - 139mmHg, hoặc huyết áp tâm trương 80 - 89mmHg.

- Giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu cao quá 140mmHg, hoặc huyết áp tâm trương cao quá 90mmHg.

- Cơn tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu cao quá 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương cao quá 120mmHg (đây là trường hợp cần được cấp cứu).

Dù đa số người bệnh tăng huyết áp không gặp phải bất kỳ triệu chứng gì, song một số người có thể thấy khó thở, đau đầu, hay chảy máu cam…

Khi bị tăng huyết áp, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải một số bệnh lý khác như bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ, bệnh thận… Do đó, mọi người nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị sớm tăng huyết áp.

Hạ huyết áp là gì?

Huyết áp thấp, hay hạ huyết áp là tình trạng xảy ra khi chỉ số huyết áp giảm xuống dưới 90/60mmHg. Một số người còn mắc phải tình trạng hạ huyết áp tư thế thế đứng, xảy ra khi huyết áp giảm và duy trì ở mức thấp sau khi đứng lên từ tư thế ngồi.

Khi bị hạ huyết áp, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng sau:

- Chóng mặt.

- Choáng ngất.

- Lú lẫn.

- Mờ mắt.

- Thở nhanh và nông.

- Thay đổi hành vi.

Do hạ huyết áp có thể gây chóng mặt, choáng ngất, bạn sẽ có nguy cơ té ngã, bị thương. Chưa kể, thường xuyên bị hạ huyết áp cũng có thể cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe như mất nước, có cục máu đông trong phổi, rối loạn nhịp tim, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng… Do đó, nếu thấy tình trạng hạ huyết áp diễn ra thường xuyên, bạn nên chủ động đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời.

 
Vi Bùi (Theo Northwestpharmacy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch