Người già tái hôn chủ yếu tìm chỗ nương tựa tinh thần
Con cái cần hiểu "bệnh già" của cha mẹ
Trầm cảm ở người già: SOS!
Hà Nội: Nắng nóng trên 40 độ C, nhiều người già nhập viện
Tập thể dục làm tăng tuổi thọ ở người già
Bị chính con cái can ngăn
Dù đã ở tuổi xế chiều, sắp khuất núi đến nơi nhưng nhiều cụ vẫn nảy sinh tình cảm với người khác giới. Nhiều trường hợp các cụ đành phải ra ngoài sống vì con cháu phản đối ra mặt.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn M. (65 tuổi, Long Biên, Hà Nội) là một ví dụ. Ông có điều kiện kinh tế khá giả, con cháu đề huề nhưng vẫn không cảm thấy vui vẻ, thoải mái bởi người vợ đã nhiều năm khuất bóng. Trong những lần sinh hoạt ở câu lạc bộ dưỡng sinh, ông tình cờ quen bà H. (một người cùng cảnh ngộ và kém ông gần chục tuổi). Qua những buổi trò chuyện, hai người nhận thấy có nhiều điểm chung nên muốn kết duyên cùng nhau, để có người bầu bạn và chăm sóc lúc tuổi già. Tuy nhiên, mong muốn này của ông bà lập tức bị con cháu phản đối kịch liệt vì cho rằng, ở cái tuổi thất thập mà ông còn kết hôn thì chẳng khác nào “làm trò cười cho thiên hạ”. Họ còn tìm mọi biện pháp cách ly ông với “đối tượng”, đồng thời ra sức khuyên can bố phải “giữ gìn” để không ảnh hưởng đến con cháu.
Tình yêu không có tuổi
Tương tự trường hợp của ông M. là ông S. (Từ Liêm - Hà Nội). Ông S. có 4 người con thành đạt, nhà cao cửa rộng nhưng lại quyết định từ bỏ tất cả, chấp nhận cuộc sống bon chen nơi góc chợ với bà A. Sở dĩ, chuyện tình cảm của ông éo le, trắc trở bởi tất cả con cái, họ hàng gia đình ông đều phản đối việc ông đi bước nữa, nhất là với một người không có gì như bà A. Trước sự quyết liệt của các con, ông S. quyết định ra khỏi nhà để sống ở căn nhà ven chợ với bà A. Nói về quyết định của mình, ông S. rất mãn nguyện: “Tuổi già, tôi cần có người chăm sóc, các con ai cũng có gia đình riêng. Vợ mất, tôi muốn có một người cùng chia sẻ nhưng các con lại phản đối. Vậy là tôi tự quyết định cho mình cuộc sống riêng, không phụ thuộc vào bất cứ ai".
“Con chăm cha không bằng bà chăm ông”
Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu kết hôn, kết giao của người cao tuổi cũng có phần “thoáng” hơn. Tuy nhiên, quan niệm “già rồi chỉ cần con cháu là đủ” vẫn ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người trẻ và vô tình trở thành rào cản cho hạnh phúc cuối đời của các cụ.
Theo ThS.BS tâm lý lâm sàng Đỗ Thị Thúy Anh: “Dù ở độ tuổi nào thì con người cũng có cảm xúc riêng. Vì thế, dù tuổi cao thì các cụ vẫn có nhu cầu được yêu thương, quan tâm chăm sóc và mong muốn có được hạnh phúc. Không có gì tuyệt vời hơn nếu người già có bạn tâm tình vào những năm tháng cuối đời. Nếu thấy hai cụ còn khỏe, “xứng lứa vừa đôi” thì hãy tác thành cho họ nên vợ nên chồng, bởi không có liều thuốc trường xuân nào dành cho các cụ quý hơn tình yêu và con chăm cha không bằng bà chăm ông".
Cùng đồng tình với bác sỹ tâm lý Đỗ Thị Thúy Anh, chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, cho biết: "Nhiều người cho rằng, người cao tuổi nào kết hôn nghĩa là người đó còn ham hố “chuyện chăn gối” nhưng không hẳn như vậy. Nhu cầu có bạn già rất quan trọng bởi nỗi sợ lớn nhất của người cao tuổi là sự cô đơn. Với người cao tuổi, nhu cầu tình cảm chiếm 90% nhu cầu đời sống của họ, khác với người trẻ, họ không cần danh vọng, địa vị, tiền bạc, sơn hào hải vị... mà điều họ cần nhất là được tôn trọng, sẻ chia và cảm thấy bản thân mình còn có ý nghĩa với cuộc đời, với gia đình, xã hội. Người già cả đời đã vất vả, hy sinh, họ đều có con cháu đuề huề nhưng không may chỉ còn lẻ bóng. Vì vậy việc tạo điều kiện để ông - bà - cha - mẹ tái hôn là một cách thể hiện tình yêu thương, kính trọng đối với họ".
Bình luận của bạn