Lưu ý về dinh dưỡng đối với người mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy/táo bón

Hội chứng ruột ngắn ở trẻ nhỏ và hy vọng mới trong điều trị

6 thói quen cần tránh khi mắc hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích ăn atiso có an toàn?

5 tác nhân không ngờ gây hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa phổ biến ở độ tuổi 20-50. Mặc dù nguyên nhân đến nay chưa rõ ràng, nhưng có một số yếu tố gây khởi phát hội chứng ruột kích thích như: Căng thẳng, stress, nhiễm khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh kéo dài, thay đổi thời tiết và chế độ dinh dưỡng.

Người mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy/táo bón), đầy bụng, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn một số thực phẩm không phù hợp, và có thể ảnh hưởng lớn tới việc sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên kiêng thực phẩm nào?

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh dùng rượu bia trong kỳ nghỉ này

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh dùng rượu bia trong kỳ nghỉ này

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế nhóm thực phẩm giàu FODMAP (viết tắt của FODMAP là viết tắt của các loại carbohydrate và cồn có thể lên men như oligosaccharide, disaccharide, monosaccharide và polyol). Đây là các phân tử carbohydrate chuỗi ngắn khó tiêu, tồn tại lâu ở dạ dày và gây ra cơn đau bụng. Vì thế, ăn thực phẩm chứa nhiều FODMAP có thể làm khởi phát triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.

Thực phẩm, đồ uống cần tránh gồm: Sữa bò; Kem; Phômai tươi; Món ăn chứa nhiều đường và tinh bột; Mỡ động vật; Cà phê; Đồ uống có cồn; Nước ngọt; Đồ ăn nhiều chất xơ. Ngoài ra, tùy theo cơ địa, bạn nên chủ động theo dõi tình trạng hệ tiêu hóa (biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa) để hạn chế những lần sau.  

Thực phẩm người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn

Trứng và cơm là thực phẩm nên ăn khi gặp hội chứng ruột kích thích

Trứng và cơm là thực phẩm nên ăn khi gặp hội chứng ruột kích thích

Trái với nhóm thực phẩm trên, người mắc hội chứng ruột kích thích nên sử dụng thực phẩm ít FODMAP như:

  • Sản phẩm từ đậu nành: Đậu phụ, sữa đậu nành, tempeh.
  • Rau củ quả có hàm lượng chất xơ vừa phải: Cà rốt, cà chua, dưa chuột, cần tây, rau xà lách.
  • Trái cây: Chuối, việt quất, bưởi, nho, dưa lưới, cam...
  • Ngũ cốc như hạt quinoa (diêm mạch), gạo, yến mạch.
  • Các loại sữa làm từ thực vật.
  • Các loại hạt (Hạnh nhân, lạc, óc chó – ăn khoảng 10 hạt/ngày; Hạt chia, hạt bí, hạt hướng dương…)

Thay vì kiêng khem một nhóm chất nào đó, người mắc hội chứng ruột kích thích vẫn cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thức ăn tốt nhất nên được chế biến mềm và dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, người mắc hội chứng ruột nên uống đủ nước và thực hiện các biện pháp kiểm soát, giải tỏa căng thẳng. Nguyên nhân là bởi stress có thể kích hoạt hội chứng ruột kích thích ở những bệnh nhân tâm lý nhạy cảm. Một số thực phẩm giàu vitamin D, vitamin B và chất chống oxy hóa cũng giúp cải thiện stress hiệu quả.

 
Quỳnh Trang (Theo The Beet)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa