Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe
Những dấu hiệu ở miệng và cơ thể cảnh báo bạn bị thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 gây ra hệ quả gì?
Những loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin B12 lý tưởng
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý ăn thực phẩm giàu vitamin B12
Những điều cần biết về vitamin B12
Vitamin B12 rất quan trọng đối với cơ thể để giữ cho các tế bào thần kinh và tế bào máu được khỏe mạnh. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra DNA - phân tử mang thông tin di truyền, chỉ dẫn cách tạo ra các protein quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển của mọi sinh vật.
Bạn nên nhớ rằng, cơ thể không tự tạo ra vitamin B12, vì vậy cần phải bổ sung thông qua thức ăn, đồ uống hằng ngày.
Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm động vật như thịt và sữa. Nếu như không cung cấp đủ chất dinh dưỡng quan trọng này thì cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng các vấn đề thể chất, thần kinh và tâm lý khác.
Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 ở tóc
Trong giai đoạn đầu, thiếu hụt vitamin B12 không có biểu hiện ra ngoài mà phải mất một thời gian dài để xuất hiện. Theo các chuyên gia, có 2 vấn đề liên quan đến mái tóc của bạn có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B12 cần hết sức chú ý.
Vitamin B12 giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đến các nang tóc. Khi mức vitamin B12 thấp, các nang tóc của bạn có thể không thể phát triển tóc mới một cách hiệu quả. Điều này sẽ dẫn đến rụng tóc. Thiếu vitamin B12 cũng có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu máu, có liên quan đến lượng sắt thấp, tóc mỏng và rụng dần.
Nếu bạn còn trẻ và tóc chuyển sang màu xám, đó cũng có thể là do thiếu vitamin B12. Theo một báo được công bố trên Tạp chí Archives of Dermatology (Mỹ), thiếu vitamin B12 sẽ khiến tóc bị giảm sắc tố, mất màu sắc ban đầu và tóc bạc sớm.
Ngoài ra, khi thiếu vitamin B12 còn dẫn đến một loạt các triệu chứng khác bao gồm: Cảm giác kiệt sức, chóng mặt, ngất xỉu, đau đầu và đau nửa đầu, móng tay giòn, khó thở, khàn giọng ở dây thanh âm, đau và yếu cơ...
Thiếu vitamin B12 cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của bạn. Nó có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, các vấn đề về trí nhớ, các vấn đề về tập trung, mất phương hướng, trầm cảm và thay đổi tâm trạng như: Khóc nhiều, dễ cáu kỉnh hoặc bộc phát cơn tức giận. Các vấn đề sức khỏe phức tạp khác bao gồm lo lắng, mê sảng, ảo tưởng, hoang tưởng, ảo giác, rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Chứng sa sút trí tuệ và các triệu chứng giống như bệnh Alzheimer cũng có thể phát triển do thiếu hụt vitamin B12.
Thực phẩm giàu vitamin B12 bạn nên bổ sung
Vitamin B12 có trong các sản phẩm động vật như: Gan, thận, thịt bò, cá béo (cá hồi, cá mòi, cá thu), nghêu...
Trứng cũng được xem là một nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời, đặc biệt là B2 và B12. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm sữa, các sản phẩm từ sữa như: Sữa chua, phô mát; Một số loại ngũ cốc, bánh mỳ, men dinh dưỡng... vào chế độ ăn hàng ngày.
Phụ thuộc vào tuổi tác, thói quen ăn uống, điều kiện sức khỏe và loại thuốc đang dùng sẽ có lượng vitamin B12 cần thiết khác nhau. Lượng vitamin B12 dưới đây là lượng trung bình được khuyến cáo bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC):
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mcg.
- Trẻ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg.
- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 1,8 mcg.
- Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu cho con bú).
- Người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu cho con bú).
Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin B12 có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu hụt loại vitamin này. Nếu sự thiếu hụt nghiêm trọng hơn, bác sỹ có thể đề nghị bạn bổ sung hoặc tiêm B12.
Bình luận của bạn