Các loại thuốc làm tăng nguy cơ da bị cháy nắng

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ lên làn da của bạn

Cách phục hồi nhanh làn da bị cháy nắng tại nhà

Dùng kem chống nắng hết hạn có hại thế nào?

Da cháy nắng phải làm sao?

Mẹo giúp bảo vệ mắt trong mùa Hè

Nhạy cảm với ánh sáng là gì?

Nhạy cảm với ánh sáng (photosensitivity) là tình trạng tăng độ nhạy cảm của da sau khi da tiếp xúc với tia cực tím. Sự nhạy cảm này dẫn đến các triệu chứng như da cháy nắng hoặc phát ban.

Nhạy cảm với ánh sáng có thể do một số loại thuốc và một số vấn đề sức khỏe (như bệnh lupus) gây ra. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Khi nhạy cảm với ánh sáng, làn da chịu tác động hơn dưới ánh nắng mặt trời. Tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo từ các buồng tắm nắng đều có thể gây vấn đề cho da.

Thuốc gây nhạy cảm ánh sáng

Một số loại thuốc có thành phần có thể kích hoạt sự nhạy cảm với ánh sáng. Những loại thuốc này gây ra sự thay đổi hóa học trong da, khiến bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, nguy cơ bị cháy nắng hoặc phát ban da cao hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người dùng thuốc có thể gây nhạy cảm với ánh sáng đều bị phản ứng. Yếu tố di truyền và một số tình trạng sức khỏe cũng làm tăng khả năng da nhạy cảm với ánh sáng.

Các loại nhạy cảm với ánh sáng

Có hai loại phản ứng nhạy cảm ánh sáng là nhiễm độc ánh sáng (phototoxicity) và dị ứng ánh sáng (photoallergy). Trong đó:

- Nhiễm độc ánh sáng là tình trạng da kích ứng xảy ra sau khi tiếp xúc với tia cực tím. Phản ứng trên da trông giống như bị cháy nắng và thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi phơi nắng. Đây là loại phổ biến nhất.

- Dị ứng ánh sáng là một phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với tia cực tím, thường xảy ra vài ngày sau khi phơi nắng và có thể gây ngứa, đốm đỏ, phồng rộp, phát ban. Loại phản ứng này ít phổ biến hơn.

Các loại thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một số loại thuốc có thể gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Dưới đây là các loại phổ biến:

- Thuốc kháng sinh: Ciprofloxacin, levofloxacin, doxycycline, tetracycline, sulfamethizole, sulfamethoxazole và sulfadiazine.

- Thuốc kháng histamine: Diphenhydramine, cetirizine, loratadine.

- Thuốc hạ cholesterol: Atorvastatin, simvastatin, lovastatin.

- Thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide, furosemide, chlorthalidone.

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, naproxen, celecoxib.

- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai đường uống và estrogen.

- Retinoids: Acitretin, isotretinoin.

- Thuốc chống nấm: Flucytosine, voriconazole, griseofulvin.

- Một số loại thuốc đái tháo đường dạng uống: Glipizide, glyburide.

- Alpha-hydroxy acid: Tìm thấy trong mỹ phẩm.

Cách phòng ngừa phản ứng nhạy cảm với ánh sáng

Bảo vệ làn da khỏi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa phản ứng nhạy cảm với ánh sáng thông qua những cách sau:

Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ cháy nắng?

Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ cháy nắng?

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu có thể, bạn hãy hạn chế thời gian ở ngoài nắng. Tia UV thường mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khi phải ra ngoài, nên cố gắng tìm nơi có bóng râm.

- Dùng kem chống nắng: Thoa lại kem chống nắng ít nhất 2 giờ một lần. FDA khuyến nghị sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Kem chống nắng phổ rộng sẽ bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB. Dùng kem chống nắng mỗi ngày, bất kể là ngày nhiều mây.

- Trang phục chống nắng: Mặc áo dài tay, quần dài và đội mũ, có thể chọn các loại quần áo có chỉ số UPF cao giúp chặn được nhiều tia UVA và UVB.

- Tránh sử dụng giường/buồng tắm nắng.

- Tránh các bề mặt có thể phản chiếu ánh nắng như nước và tuyết.

Mẹo cải thiện làn da bị nhạy cảm với ánh sáng

Một số mẹo tại nhà có thể cải thiện các phản ứng trên da do nhạy cảm với ánh sáng gồm:

- Uống nhiều nước.

- Tắm nước mát hoặc lau bằng khăn mát.

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng cho đến khi vết cháy nắng đã biến mất.

- Dùng kem có thành phần nha đam hoặc 1% hydrocortisone giúp giảm đau.

- Các loại thuốc không kê đơn như aspirin, tylenol hoặc ibuprofen có thể làm giảm đau và hạ sốt.

- Thăm khám bác sĩ da liễu khi da bị cháy nắng nghiêm trọng hoặc bị phồng rộp trên một phần lớn cơ thể, sốt cao hoặc mất nước.

 
Nguyễn Thanh (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu