Mối liên hệ giữa bệnh thủy đậu và bệnh đột quỵ
Cách đẩy lùi cơn đau sau zona thần kinh hiệu quả
Những lưu ý quan trọng khi trị thủy đậu tại nhà
Nghiên cứu phát hiện nhóm máu có nguy cơ đột quỵ sớm
Phục hồi chứng năng sau đột quỵ, cải thiện di chứng nguy hiểm
Sự kích hoạt của virus varicella zoster và nguy cơ mắc đột quỵ
Hơn 90% dân số thế giới có virus varicella zoster, hay còn được gọi là VZV, gây bệnh thủy đậu trong hệ thần kinh và nhiều năm sau khi mắc bệnh virus này sẽ bị kích hoạt thành virus herpes zoster gây ra bệnh zona thần kinh.
Khi người bệnh mắc zona thần kinh sẽ có những vết phát ban trên da, khi bệnh trở nặng thì có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Theo số liêu thống kê từ các bệnh viện, những người mắc zona có nguy cơ đột quỵ cao hơn khoảng 80% so với những người không gặp mắc zona và nguy cơ đột quỵ vẫn có khả năng cao xảy ra trong 1 năm sau khi phát ban. Các chuyên gia cũng cho biết thêm những người dưới 40 tuổi có nguy cơ đột quỵ tăng gấp ba và gấp đôi với những người xuất hiện những nốt phát ban.
Andrew Bubak, Trợ lý Giáo sư Nghiên cứu về Thần kinh học, Cơ sở Y tế Anschutz của Đại học Colorado cho biết: "Trong những nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, việc kích hoạt virus VZV sẽ đồng thời kích hoạt sự hình thành của exosome, tác động vào quá trình đông máu và viêm nhiêm”. Và sự gia tăng của loại virus này cũng làm tăng nguy cơ gây đột quỵ.
Exosome mang protein gây đông máu
Exosome là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, được tạo ra bên trong các tế bào trên khắp cơ thể, chúng mang “hàng hóa” như protein và acid nucleic từ tế bào đến các mô ở xa. Exosome cũng là mục tiêu điều trị của nhiều loại bệnh bởi túi nhỏ chứa đầy chất lỏng này đóng vai trò là nguyên nhân chính trong sự tiến triển của bệnh.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu protein trong exosome có liên quan như thế nào đến quá trình đông máu và có tác động đến nguy cơ đột quỵ. Họ đã phân lập exosome từ máu của 13 bệnh nhân tại thời điểm phát ban bệnh zona và so sánh với exosome phân lập từ những người khỏe mạnh.
Sau phân tích, các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân zona có lượng protein đông máu cao gấp 9 lần so với những người khỏe mạnh. Và số lượng exosome ở bệnh nhân mắc zona vẫn ở mức độ cao trong suốt ba tháng sau khi phát ban.
Để hiểu rõ hơn quá trình làm tăng nguy cơ đột quỵ của exosome các chuyên gia tiếp tục thí nghiệm, họ sử dụng tiểu cầu – các mảnh tế bào liên quan đến quá trình đông máu – của người khỏe mạnh tiếp xúc với exosome từ bệnh nhân zona. Sau quá trình tiến hành thử nghiệm họ phát hiện ra rằng tiểu cầu tiếp xúc với exosome của bệnh zona đã kích hoạt, chúng kết tụ lại và tạo thành tập hợp các tế bào máu - giống như cách hình thành cục máu đông.
Từ nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu kết luận exosome có thể là một cơ chế tác động virus varicella zoster làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân mắc zona.
Mặc dù tiêm vaccine thủy đậu làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh zona, nhưng nhiễm trùng tiềm ẩn vẫn có thể kích hoạt lại và gây bệnh. Và nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Colorando cung cấp bằng chứng về khả năng bệnh zona có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ trong và ngay sau khi nhiễm bệnh, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về thời gian nguy cơ này tồn tại.
Bình luận của bạn