Nghiên cứu phát hiện nhóm máu có nguy cơ đột quỵ sớm

Người nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ sớm cao hơn 16% so với nhóm máu khác

Phục hồi chứng năng sau đột quỵ, cải thiện di chứng nguy hiểm

Quy tắc FAST và cách sơ cứu người bị đột quỵ tại chỗ

Người mỡ máu cao phòng xơ vữa động mạch thế nào?

Vận động ngoài trời trong thời tiết lạnh – nguyên nhân đột quỵ ở người lớn tuổi

Theo Science Alert, nhóm máu thể hiện sự đa dạng của các chất hóa học hiển thị trên bề mặt tế bào hồng cầu. Những nhóm máu phổ biến gồm có A, B, AB và O. Các nhóm máu này đều có thể phát sinh đột biến dẫn tới những biến thể nhỏ trong gene.

Gần đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học của Trường Y Đại học Maryland ở Mỹ đã phát hiện mối liên hệ giữa gene của phân nhóm A1 và tình trạng đột quỵ sớm. Được biết, họ thu thập dữ liệu của 48 nghiên cứu về gene với sự tham gia của 17.000 bệnh nhân đột quỵ và gần 600.000 người khỏe mạnh ở độ tuổi 18-59.

Những nhà khoa học tiến hành tìm kiếm trên toàn bộ gene và xác định được 2 vị trí có liên quan chặt chẽ với nguy cơ đột quỵ sớm. 1 trong 2 vị trí trên chính là vị trí của gene quyết định nhóm máu.

 

Một phân tích tiếp theo về các loại gene quyết định nhóm máu cho thấy, những người có biến thể của nhóm máu A có nguy cơ bị đột quỵ trước 60 tuổi cao hơn 16% so với những người có nhóm máu khác. Đối với những người có gene của nhóm máu O1, nguy cơ này lại thấp hơn 12%. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa nhóm máu A và nguy cơ đột quỵ khởi phát sớm, nhưng họ nhấn mạnh rằng nguy cơ gia tăng là rất khiêm tốn. Theo đó, những người có nhóm máu A không nên lo lắng về việc bị đột quỵ khởi phát sớm hoặc phải thực hiện thêm các cuộc kiểm tra, xét nghiệm y tế sau khi biết được thông tin này.

Steven Kittner, tác giả chính của nghiên cứu, nhà thần kinh học mạch máu từ Đại học Maryland, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa biết rõ tại sao nhóm máu A lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhưng rất có thể nhóm máu A liên quan đến các yếu tố đông máu như tiểu cầu và tế bào lót mạch máu cũng như các protein tuần hoàn khác. Tất cả đều đóng vai trò trong việc hình thành cục máu đông".

Mặc dù kết quả nghiên cứu có vẻ đáng báo động nhưng nó vẫn còn những hạn chế nhất định, vì vậy chúng ta cần chờ thêm các nghiên cứu sâu hơn nữa.

Mỗi năm ở Mỹ, có dưới 800.000 người bị đột quỵ. Hầu hết trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên. Từ 55 tuổi, nguy cơ mắc đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm. Ngoài ra, những người tham gia nghiên cứu sống đều sống ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Pakistan và Úc. Những người không sống ở Châu Âu chỉ chiếm 35% số người tham gia. Sự đa dạng của các đối tượng sẽ giúp kết quả nghiên cứu khách quan và rõ ràng hơn.

Ông Steven Kittner nói: “Chúng tôi cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ cơ chế nguy cơ đột quỵ trẻ hóa trong những năm gần đây".

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân tại sao nhóm máu A lại gây ra nguy cơ đột quỵ sớm cao hơn, nhưng các nhà khoa học cho rằng điều này có thể liên quan đến các yếu tố đông máu. Một số nghiên cứu khác đã gợi ý rằng những người nhóm máu A có nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân cao hơn một chút, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.

Lê Tuyết (Theo Science Alert)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp