Vận động ngoài trời trong thời tiết lạnh – nguyên nhân đột quỵ ở người lớn tuổi

Tập thể dục trong mùa đông có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người lớn

Vận động ngoài trời – thói quen tốt lành khi tuổi già

7 loại trái cây bạn không nên bỏ lỡ trong mùa Đông

Những điều cần lưu ý kẻo “rước họa vào thân”

Trời trở lạnh, người cao tuổi cần lưu ý gì khi tập thể dục?

Từ đầu tháng 12 miền Bắc đón nhận liên tiếp các đợt không khí lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nắng nóng sang giá rét, sự chênh lệch nhiệt độ có tác động xấu tới sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, đột quỵ,… đặc biệt ở những người cao tuổi. Theo Ths.Bs Đỗ Gia Quý – Trưởng khoa Đột Quỵ - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, "Trong thời gian gần đây, bệnh nhân vào điều trị tại khoa Đột quỵ - Phục hồi chức năng, Bệnh viện châm cứu Trung ương cũng tăng cao. Chúng tôi chưa thống kê cụ thể nhưng ước tính tăng khoảng 20-30% số bệnh nhân vào điều trị tại khoa.”

Theo số liệu Bộ y tế công bố năm 2022, Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ con số này vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần.

“Điểm mặt” nguyên nhân mắc bệnh đột quỵ ở người già khi thời tiết trở lạnh

Lý giải hiện tượng người cao tuổi dễ bị đột quỵ trong mùa lạnh, BS Đỗ Gia Quý cho hay: “Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể người già khí huyết trong người suy kém, khí huyết lưu thông không tốt. Các mạch ngoại vi co lại, làm cho áp lực mạch máu ở các mạch trung tâm tăng lên, rất dễ có nguy cơ bị xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Bên cạnh đó, người già có thành động mạch xơ vữa và lão hóa, khi họ có bất kỳ hành động nào đột ngột đều ảnh hưởng tới sức khỏe”. Bác sỹ cho biết thêm khoảng 60 - 70% các trường hợp đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và sáng sớm, là thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Đặc biệt, tỷ lệ đột quỵ não kèm theo tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong trên thế giới

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong trên thế giới

Hướng dẫn đối với bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ

Trong thời tiết lạnh khó tránh được gió và lạnh, đặc biệt ở người lớn tuổi – đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ cao, vì vậy Ths.Bs Đỗ Gia Quý đã đưa ra một số hướng dẫn cho bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ như sau:

“Khi có dấu hiệu của đột quỵ, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay không để vượt quá giai đoạn vàng cấp cứu (2-3 giờ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện). Sau giai đoạn cấp cứu, tùy tình trạng bệnh, một số bệnh nhân có để lại các di chứng về vận động, về ngôn ngữ, tâm thần và cũng có thể là rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn nuốt. Trong quá trình điều trị có thể kèm theo các biến chứng khác như là viêm phổi hoặc là viêm đường tiết niệu.

Vì vậy, sau quá trình điều trị giai đoạn cấp – bệnh nhân đã được cứu sống, cần phải tiến hành phục hồi chức năng thật sớm và phải điều trị mang tính toàn diện, kết hợp cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

Bệnh nhân có thể tập vận động sớm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt sớm và sử dụng các thuốc y học hiện đại, y học cổ truyền một cách tích cực để đạt hiệu quả phục hồi chức năng cho bệnh nhân được cao nhất. Trong đó, chúng ta chú trọng nhiều đến phục hồi chức năng vận động, chức năng về ngôn ngữ, về trí tuệ, tâm thần, chức năng nuốt, đại tiểu tiện cho bệnh nhân cũng phải hết sức chú ý là phục hồi đồng thời.

Bên cạnh các liệu pháp phục hồi chức năng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định, bệnh nhân đột quỵ có thể áp dụng phương pháp châm cứu. Vì những bệnh nhân bị đột quỵ các chức năng nội tạng hoạt động mất cân bằng, khí huyết cơ thể suy hư và các kinh lạc ở trong cơ thể bị bế tắc.

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả đối với bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả đối với bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ

Châm cứu có tác dụng làm thông các kinh lạc, lưu thông khí huyết trong cơ thể trở lại bình thường. Đồng thời, châm cứu giúp cân bằng lại hoạt động của tạng phủ, gồm có ngũ tạng lục phủ, âm dương trong cơ thể cũng cân bằng trở lại thì khi đó sức khỏe được phục hồi.

Châm cứu có tác dụng là phục hồi cả về chức năng vận động cho bệnh nhân, về chức năng ngôn ngữ, chức năng đại tiểu tiện, chức năng nuốt, phục hồi về trạng thái thần kinh, tâm thần cho bệnh nhân.”

Một số lưu ý của chuyên gia về bệnh đột quỵ

Các chuyên gia nhận định tập thể dục có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe ở người lớn tuổi, tập luyện thường xuyên giúp các khớp trơn tru, hỗ trợ các hệ thống trong cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, cơ xương khớp đều được vận động thường xuyên, duy trì được sức khỏe tốt. Tuy nhiên, người lớn tuổi cần lựa chọn thời điểm thích hợp, những bài tập đúng để đảm bảo sức khỏe, vì vậy Ths.Bs Đỗ Gia Quý – Trưởng khoa Đột Quỵ - Phục hồi chức năng đã đưa ra một số lưu ý khi tập thể dục ở người lớn tuổi:

BS Quý hướng dẫn, lưu ý một số phương pháp đối với bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ

BS Quý hướng dẫn, lưu ý một số phương pháp đối với bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ

Các động tác không được đột ngột. Ví dụ, buổi sáng thức giấc không nên trở dậy đột ngột, mà phải nằm tại giường, xoa mặt, xoa bóp nhẹ nhàng chân tay. Khi cảm  thấy người hoàn toàn tỉnh táo, có thể trạng cân bằng, khi đó mình mới dậy. Đối với những người mà cao tuổi, khi vừa ngủ dậy hãy ngồi dậy từ từ, khi không cảm thấy chóng mặt thì mới bước ra khỏi giường chứ không nên đột ngột vùng dậy ngay.

Thời gian biểu phù hợp. Vào mùa đông buổi tối nên đi ngủ sớm và buổi sáng nên dậy muộn. Mùa hè thì có thể 4h30, 5h dậy nhưng đối với mùa đông, hãy lùi thời gian xuống khoảng 5h30, 6h. Trời lạnh, hãy cố gắng  tập trong nhà để cơ thể quen với trạng thái nhiệt độ bên ngoài rồi ra ngoài. Và khi tập luyện ở trong nhà nên tập  ở chỗ kín gió, đồng thời người cao tuổi trong mùa đông nên tắm vào đầu giờ chiều và ở nơi kín gió, tránh tắm vào tối muộn.

Đặc biệt, đối với những người có nguy cơ đột quỵ, phải cẩn thận với yếu tố gió và lạnh. Đây là hai yếu tố chính gây đột quỵ. Vì vậy, sáng sớm tránh mở cửa sổ để hạn chế khí lạnh vào nhà.

Hiện nay, nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự chênh lệch lớn là nguyên nhân phổ biến mắc bệnh đột quỵ, vì vậy mọi người cần đảm bảo phần đầu, cổ và chân luôn được giữ ấm, tránh ra ngoài vào sáng sớm và tối muộn đặc biệt là người lớn tuổi.

 
Nguyễn Huyền
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già