Lo âu và căng thẳng có khả năng gây suy giảm chức năng miễn dịch, khiến bạn dễ bị ốm hơn
Dùng nồi chiên không dầu làm món khoai tây lạ miệng
6 lợi ích bất ngờ khi bổ sung sắt
7 lợi ích sức khỏe tiềm năng của đậu cô ve
6 biện pháp nâng cao sức đề kháng
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn. Điều này là do không có đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể sản sinh đủ lượng tế bào và protein cần thiết giúp chống lại viêm nhiễm, dần dần khiến hệ miễn dịch suy giảm. Protein hỗ trợ hệ miễn dịch gọi là cytokine, chỉ được sản xuất trong khi ngủ.
Lo âu và căng thẳng
Sự lo âu có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch chỉ trong 30 phút. Căng thẳng kéo dài gây hại cho cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Khi cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống, bạn hãy thử áp dụng các phương pháp giải tỏa stress như dành thời gian tập thể dục, thiền định và yoga, ghi chép nhật ký cảm xúc,... Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn cần tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý để được hỗ trợ hiệu quả.
Thiếu vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất thiết yếu cho xương chắc khỏe, tế bào máu khỏe mạnh và củng cố hệ miễn dịch. Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chính. Ngoài ra, bạn nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm như trứng, các loại cá béo (như cá hồi, cá trích, cá mòi), sữa, ngũ cốc.
Dùng thuốc
Nhiều loại thuốc có thể làm giảm khả năng miễn dịch như thuốc điều trị dị ứng, viêm khớp, lupus, hội chứng ruột kích thích, cấy ghép nội tạng, thuốc corticoid, thuốc hóa trị trong ung thư. Do làm ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.
Ăn ít trái cây và rau củ
Thực phẩm tươi giàu kẽm, beta-carotene (tiền chất của vitamin A), vitamin A, C, E và các chất dinh dưỡng cần thiết khác có thể hỗ trợ cơ thể sản xuất nhiều tế bào bạch cầu, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, chất xơ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp giảm chất béo trong cơ thể và tăng cường phản ứng miễn dịch.
Hút thuốc
Thuốc lá điếu, thuốc lá không khói, thuốc lá điện tử và các dạng hút thuốc khác có thể dẫn đến tổn thương phổi không thể phục hồi. Hút thuốc thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.
Chế độ ăn nhiều chất béo
Dầu có thể cản trở khả năng chống lại vi khuẩn của bạch cầu. Chế độ ăn nhiều chất béo phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, trong khi đây là yếu tố tham gia vào quá trình phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bạn nên chọn sữa ít béo không chứa đường bổ sung, ăn protein nạc (như hải sản, thịt gà) và thịt bò nạc. Béo phì cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng khác.
Thiếu không khí trong lành
Ánh sáng mặt trời giúp kích hoạt các tế bào hệ miễn dịch, gọi là tế bào T hỗ trợ chống nhiễm trùng. Ngoài ra, khi dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên, có nhiều loại thực vật giải phóng phytoncide (chất kháng tự nhiên) và một số chất có lợi khác, khi hít vào có thể tăng cường chức năng miễn dịch.
Uống nhiều rượu bia
Uống nhiều rượu bia vào buổi tối có thể làm chậm phản ứng miễn dịch của cơ thể trong 24 giờ. Uống đồ uống có cồn quá mức trong thời gian dài có nguy cơ làm giảm khả năng tự phục hồi của cơ thể, có khả năng dẫn đến bệnh gan, viêm phổi, bệnh lao và một số loại ung thư.
Cảm xúc tiêu cực
Trạng thái tinh thần cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Nỗi đau buồn kéo dài có thể ức chế hệ miễn dịch. Ảnh hưởng này có thể kéo dài từ 6 tháng trở lên nếu bạn đang trải qua nỗi đau buồn sâu sắc không nguôi.
Ít vận động
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể chống lại các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Một phần là do tập thể dục giúp máu lưu thông đến khắp cơ thể hiệu quả hơn, đảm bảo các tế bào chống nhiễm trùng có thể hoạt động hiệu quả.
Thiếu "chuyện ấy"
Sự thân mật đều đặn cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các cặp đôi quan hệ tình dục thường xuyên có khả năng chống nhiễm vi khuẩn, virus tốt hơn so với những cặp đôi ít hoặc không thân mật. Điều này là do quan hệ tình dục làm tăng nồng độ immunoglobulin A (IgA) là kháng thể có vai trò trong chức năng miễn dịch.
Bình luận của bạn