Người bệnh chàm eczema nên bôi gì để cải thiện tình trạng da khô, ngứa ngáy?
Người bệnh chàm eczema nên bổ sung dưỡng chất nào?
Chăm sóc da bị eczema về đêm
Cách chăm sóc da khi mắc bệnh chàm ở bàn tay
Mất ngủ vì bệnh chàm bùng phát vào ban đêm: Phải làm sao?
Cách đối phó với bệnh chàm ở mọi lứa tuổi
Eczema hay bệnh chàm là bệnh da liễu thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ. Bệnh xảy ra do tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính, khiến da ngứa ngáy, khô và căng da rất khó chịu. Nguyên nhân dẫn tới eczema gồm hệ miễn dịch phản ứng quá mức, do yếu tố di truyền và môi trường, kết hợp với các kích thích (vi khuẩn, nấm, tiếp xúc với hóa chất).
Chàm eczema khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Việc điều trị gồm dùng kem bôi, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học… để làm dịu phản ứng viêm. Bên cạnh dùng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ, bạn có thể tìm tới các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà để giảm triệu chứng ngứa, khô da do eczema.
Nha đam
Gel nha đam có đặc tính chữa lành các vết thương. Do đó, nhiều người nhận thấy thoa gel nha đam lên da giúp làm dịu vùng da tổn thương do eczema Tuy nhiên, bạn không nên thử phương pháp này nếu có cơ địa dị ứng với nha đam.
Giấm táo
Theo PGS.BS Kseniya Kobets – Khoa Da liễu, Trường Y Albert Einstein (Mỹ), giấm táo pha loãng có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên vùng da tổn thương do eczema. Giấm táo có tính acid, hỗ trợ xử lý các vi khuẩn trên da. Ngoài ra, đây còn là thành phần có tính chống oxy hóa, giúp làm dịu da, dù không giúp dưỡng ẩm.
Nhiều giả thuyết cho rằng, làn da của người bị eczema thường có độ pH cao hơn bình thường. Các sản phẩm có tính kiềm như xà phòng, nước rửa bát thường khiến triệu chứng eczema trở nặng. Khi đó, thoa giấm táo pha loãng lên da có thể giúp cân bằng độ pH.
Dầu dừa
Theo nghiên cứu trên tạp chí Y học cổ truyền và Y học Thay thế (Journal of Traditional and Complementary Medicine), dầu dừa nguyên chất có thể ức chế các phản ứng viêm và củng cố hàng rào bảo vệ da.
Dầu hướng dương
Dầu hướng dương có thành phần lipid gần tương tự với dầu tự nhiên trên da. Trong đó, acid linoleic trong dầu hướng dương có đặc tính chống oxy hóa, duy trì làn da khỏe mạnh và chống lại các tổn thương. Nghiên cứu năm 2024 trên tạp chí Viêm da (Dermatitis) cho thấy, 50% số người mắc eczema dùng kem làm mềm da chứa dầu hướng dương trong 4 tuần nhận thấy triệu chứng ngứa đã giảm bớt.
Mật ong
Mật ong Manuka là loại mật ong đặc sản của New Zealand, có đặc tính kháng khuẩn cao hơn mật ong thông thường. Nghiên cứu cho thấy, thoa mật ong Manuka lên da giúp cải thiện tổn thương do bệnh chàm eczema sau chỉ 7 ngày. Tuy nhiên nhược điểm là mật ong Manuka đắt đỏ và khá dính khi thoa lên da.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn mạnh mẽ, được nhiều nghiên cứu chứng minh có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiễm trùng. Ở nồng độ cao, tinh dầu tràm trà có thể gây kích ứng. Người bệnh eczema cần lưu ý điều này và tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu trước khi sử dụng sản phẩm có chứa tinh dầu tràm trà trên da đang viêm.
Ngoài biện pháp chăm sóc da với các thành phần tự nhiên như mật ong, dầu dừa, người bệnh chàm eczema cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh để kiểm soát triệu chứng.
Về dinh dưỡng, người bệnh nên tránh ăn thực phẩm mà cơ thể dị ứng. Bữa ăn hàng ngày nên cung cấp đủ protein để phục hồi các tổn thương ngoài da; Hạn chế ăn quá nhiều đường – một chất có thể gây viêm.
Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như xà phòng, sữa tắm cho người eczema nên thuộc loại lành tính và nhẹ dịu. Sau khi tắm, bạn nên thoa ngay kem dưỡng ẩm, thuốc làm mềm da để khóa lại độ ẩm trên da. Nên chọn sản phẩm chứa glycerin, acid hyaluronic, panthenol (vitamin B5), niacinamide, bơ hạt mỡ.
Người bệnh chàm eczema cũng không nên ngâm mình trong làn nước nóng quá lâu khi tắm. Trang phục hàng ngày nên chọn chất liệu cotton, sợi tre hoặc lụa thoáng khí.
Bình luận của bạn