Người bệnh chàm eczema nên bổ sung dưỡng chất nào?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bị chàm cải thiện đáng kể triệu chứng ngứa, viêm da

5 thành phần tự nhiên cải thiện làn da khô và dễ kích ứng

Cách chăm sóc da khi mắc bệnh chàm ở bàn tay

Mất ngủ vì bệnh chàm bùng phát vào ban đêm: Phải làm sao?

Cách đối phó với bệnh chàm ở mọi lứa tuổi

Bệnh eczema hay bệnh chàm là nhóm bệnh da liễu với các triệu chứng đặc trưng là da viêm, khô, các mảng da đỏ và ngứa ngáy. Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh eczema, tuy nhiên bệnh thường tái phát do các yếu tố như: Da khô, da ma sát nhiều, quá nóng hoặc quá lạnh, tiếp xúc với chất kích ứng...  

Eczema dễ tái phát, triệu chứng kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào cơ địa và cách điều trị của mỗi cá thể. Người chung sống với bệnh chàm eczema được khuyên nên bổ sung một số vitamin và thực phẩm chức năng trong quá trình kiểm soát bệnh.

Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotic

Thực phẩm giàu probiotic hay lợi khuẩn đường tiêu hóa đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong đó, một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy các chủng Lactiplantibacillus plantarum, Ligilactobacillus salivarius Lactobacillus acidophilus có tiềm năng hiệu quả với người bệnh eczema.

Lưu ý, probiotic không thể điều trị hay chữa khỏi bệnh chàm. Dù vậy, bạn vẫn có thể bổ sung thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, nấm sữa kefir vào chế độ ăn cân bằng.

Vitamin B12

Vitamin B12 có trong gan, dầu cá, trứng và các sản phẩm từ sữa

Vitamin B12 có trong gan, dầu cá, trứng và các sản phẩm từ sữa

Theo PGS.BS Debra Jaliman – chuyên gia da liễu tại Trường Đại học Y Sinai (Mỹ), thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến bệnh chàm trở nặng. Vi chất này đóng vai trò quan trọng trong sản sinh DNA, tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh. Bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, sữa.

Vitamin C

Theo nghiên cứu trên tạp chí Frontiers in Physiology, vitamin C có đặc tính chống oxy hóa và kích thích tái tạo mạnh mẽ, nhờ đó có thể giúp giảm triệu chứng eczema. Vitamin C còn giúp giảm hiện tượng viêm – quá trình then chốt gây nên bệnh eczema. Vitamin C có nhiều trong rau củ quả như bông cải xanh, cải xoăn, kiwi, táo, ớt chuông…

Vitamin D

Nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D có thể đem lại hiệu quả khả quan cho người bệnh chàm eczema. Cơ thể có thể tổng hợp vitamin D khi tắm nắng, từ đó giải phóng các hợp chất chống viêm (gọi là cathelicidin) giúp giảm sưng và đỏ cục bộ. Tuy nhiên, nếu bạn không thiếu hụt vitamin D, việc bổ sung liều lượng lớn chưa chắc đã giúp cải thiện triệu chứng bệnh ngoài da. Người mắc bệnh chàm tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết trước khi bổ sung vitamin D.

Vitamin E

Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ kháng viêm và thúc đẩy tái tạo da

Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ kháng viêm và thúc đẩy tái tạo da

Vitamin E đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, đồng thời giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, vi chất này có thể giúp ngăn triệu chứng eczema trở nặng.

Melatonin

Nghiên cứu chỉ ra rằng, melatonin có khả năng tương tự chất chống oxy hóa, giúp giảm nồng độ một số chỉ báo viêm và ngăn bệnh chàm trở nặng. Còn cần thêm nhiều bằng chứng trước khi kết luận về tác dụng của melatonin. Tuy nhiên, hợp chất này cũng giúp cải thiện giấc ngủ trong những đợt eczema bùng phát cấp tính.

Dầu cá

Một báo cáo tổng quan từ 3 nghiên cứu về dầu cá cho thấy, sử dụng dầu cá giúp giảm ngứa đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc eczema. Trong dầu cá chứa acid béo omega-3 có khả năng chống viêm.

Bệnh chàm eczema không có một nguyên nhân gây bệnh duy nhất mà chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân và cơ địa từng người. Trước khi quyết định sử dụng thực phẩm chức năng, bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu đang điều trị. Đặc biệt, với bệnh chàm ở trẻ nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con bổ sung vitamin D, E liều cao. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu