- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Giấm táo khá quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình
Giảm cân bằng giấm táo đơn giản nhưng cần thận trọng
Bị táo bón có nên ăn chuối?
6 lợi ích khi uống nước ép mận khô
5 loại trái cây mùa Hè cải thiện táo bón
Giàu acid acetic
Thành phần chính trong giấm táo là acid acetic, với nồng độ khoảng 5%. Acid acetic tạo nên mùi và vị chua của giấm, đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe.
Hỗ trợ diệt vi khuẩn có hại
Nhờ acid acetic, giấm táo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây hại cho cơ thể. Từ 2000 năm trước, Hippocrates – cha đẻ của y học phương Tây – đã sử dụng giấm ăn để làm sạch vết thương.
Một số nghiên cứu cho thấy, giấm táo là chất bảo quản tự nhiên, giúp ức chế một số vi khuẩn như E. coli sinh sôi và làm hỏng thực phẩm. Bạn có thể dùng giấm táo trong các món muối chua, hoặc pha loãng với nước để rửa các loại trái cây dễ bị dập (dâu tây, việt quất, quả mọng).
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Nghiên cứu cho thấy, sử dụng giấm táo có lợi ích với đường huyết, cải thiện tình trạng stress oxy hóa ở người mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn mỡ máu. Thử nghiệm lâm sàng năm 2021 còn cho thấy, giấm táo hữu ích với người trưởng thành cần kiểm soát đường huyết.
Tuy không thể thay thế thuốc điều trị, bạn có thể thêm giấm táo vào món ăn để hạn chế làm đường huyết tăng đột biến sau khi ăn.
Hỗ trợ giảm cân
Nghiên cứu cho thấy, giấm táo hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảm cân. Điều này là nhờ giấm táo làm tăng cảm giác no, từ đó khiến bạn ăn ít hơn, tuy tác dụng này chỉ kéo dài từ 3-24 giờ.
Một thử nghiệm năm 2024 cho thấy, người dùng 15ml giấm táo pha loãng với 250ml nước mỗi ngày trong vòng 12 tuần giảm được cân nặng, tỷ lệ mỡ, chu vi vòng eo, cùng đường huyết và mỡ máu. Tuy nhiên, còn cần thêm nhiều nghiên cứu quy mô lớn trước khi có thể kết luận về công dụng của giấm táo.
Cải thiện sức khỏe làn da
Giấm táo được nhiều người sử dụng để chăm sóc làn da khô, da bị chàm eczema. Làn do có tính acid nhẹ, nên thoa giấm táo pha loãng lên da giúp cân bằng độ pH, cải thiện hàng rào bảo vệ da.
Tuy nhiên, các loại acid hữu cơ như giấm có thể gây kích ứng với một số người. Da tiếp xúc với giấm táo nguyên chất có thể bị bỏng rát. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử nghiệm các biện pháp chăm sóc da tại nhà.
Cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe với giấm táo là thêm nguyên liệu này vào các món salad, nước trộn gỏi. Nhiều người còn pha loãng giấm táo với nước làm thức uống. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây ra tác dụng phụ như ăn mòn men răng, tương tác với thuốc điều trị, gây rát họng… Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên tránh sử dụng giấm táo, nhất là vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
Bình luận của bạn