Mướp đắng giúp hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả
Nhức chân, ngủ kém do đái tháo đường type 2 phải làm sao?
Phát hiện đột phá mới trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2: Béo phì tác động nhiều hơn di truyền
Mới bị đái tháo đường type 2, đường huyết 13 mmol/l phải làm sao?
1. Mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Loại quả này được sử dụng để hỗ trợ ngăn ngừa một số tình trạng bệnh như viêm nhiễm, táo bón, bệnh hô hấp, sốt rét và đái tháo đường. Mướp đắng có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho rằng mướp đắng có chứa các chất ức chế sự thèm ăn và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Ngoài ra, loại quả này giúp duy trì cân nặng ổn định cho bệnh nhân đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học cho rằng, điều này là do mướp đắng ảnh hưởng tới cách gan xử lý chất béo, kiểm soát đường huyết và điều chỉnh quá trình sản sinh chất béo dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng tim mạch… cho người bệnh đái tháo đường type 2.
2. Cỏ ca ri
Cỏ ca ri hay hồ lô ba, khổ đậu là một loài cây thuộc về họ đậu có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2. Theo một nghiên cứu kéo dài 3 năm được công bố vào năm 2015 cho thấy rằng dùng hạt cỏ ca ri làm tăng lượng insulin trong cơ thể, giúp giảm lượng đường trong máu.
3. Nha đam
Giảm các triệu chứng bệnh đái tháo đường bằng nha đam
Nha đam (lô hội) từ lâu đã được sử dụng làm thảo dược ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có tác dụng cải thiện các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2 và làm giảm mức đường huyết khi đói ở những người có triệu chứng tiền đái tháo đường. Nha đam cũng có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe như giảm cân, giảm cholesterol trong máu, cải thiện tiêu hóa… Bạn có thể thêm phần gel nha đam vào đồ uống, sinh tố để dùng hàng ngày.
4. Quế
Quế là một thành phần phổ biến được sử dụng trong một số mặt hàng thực phẩm như đồ ngọt, bánh nướng và các món ăn khác. Quế có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin, làm giảm tốc độ giải phóng đường vào máu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, quế làm giảm lượng glucose giải phóng vào máu bằng cách tác động tới các enzyme tiêu hóa khác.
Thường xuyên uống trà quế còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và triglyceride (một dạng chất béo chiếm tới 95% chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày) trong cơ thể. Các hoạt chất trong quế cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL), giúp loại bỏ cholesterol dư thừa trong động mạch, phòng ngừa các biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường.
5. Cây kế sữa
Silymarin trong kế sữa là một chất chống oxy hóa mạnh vì vậy nó giúp điều chỉnh lượng đường huyết từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn