Nguyên nhân nào gây viêm, nhiệt lưỡi?

Nguyên nhân gây viêm, nhiệt lưỡi có thể do acid reflux, bỏng, bị thương thích ở miệng...

Hết nhiệt miệng, lở miệng bằng cách tự nhiên an toàn và nhanh chóng

Viêm loét niêm mạc miệng phải làm sao?

Giải pháp giúp đánh bay nhiệt miệng sau 72 giờ!

Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư miệng

Ngoài ra, khô miệng, ăn thức ăn rất cay, nóng, quá chua, lạnh, bị nhiễm trùng do cúm, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, uống thuốc có tính acid cũng có thể gây kích ứng, sưng tấy lưỡi.

Viêm lưỡi cũng có thể cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng hơn như: Ung thư lưỡi.

Nhận biết nhiệt, viêm lưỡi bằng cách nào?

Các gai lưỡi có thể xuất hiện màu trắng, hoặc sáng, màu đỏ, gây đau, khó chịu. Một số người còn bị mụn mủ trên lưỡi...

Khi nào thì nên đi khám? 

Khi bị viêm, nhiệt lưỡi sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống. Vì thế, khi lưỡi bị sưng tấy, bạn cần điều trị ngay. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, hiện có khoảng 200.000 người Mỹ phải điều trị lưỡi mỗi năm.

Đối với bệnh nhân bị viêm, nhiệt lưỡi, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra lưỡi và cổ họng. Bạn có thể sẽ được khám sức khoẻ để chẩn đoán lý do khiến lưỡi bị sưng tấy, đau. Ngoài ra, bác sỹ sẽ xem xét lịch sử về sức khỏe của bạn, xem xét các loại thuốc bạn đang dùng (nếu có); Tiến hành thử nghiệm vị giác bằng cách cho bạn sử dụng các chất có hương vị đặc biệt.

Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn có thể bị ung thư lưỡi, họ có thể sẽ lấy sinh thiết, hoặc lấy mẫu mô. Nếu là nhà nghiên cứu bệnh học, có thể họ sẽ xem các tế bào dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư.

Các phương pháp điều trị

Dựa vào các nguyên nhân gây sưng, tấy lưỡi mà bác sỹ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể phải điều trị kháng sinh, nếu bị nhiễm khuẩn, hoặc bị bệnh nướu răng

Nếu tình trạng sưng tấy của bạn trầm trọng, bác sỹ có thể kê đơn thuốc để làm giảm tình trạng sưng tấy lưỡi, hoặc vị giác.

Ngoài ra, bạn cần làm theo các bước sau: Đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày. Dùng nước súc miệng, kem đánh răng theo chỉ định của bác sỹ, nếu bạn bị khô miệng mạn tính. Súc miệng với nước muối ấm vài lần/ngày. Để giảm sưng lưỡi, bạn có thể chườm một ít đá lên lưỡi; Uống thuốc để làm giảm acid reflux...

Thịnh Nguyễn (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp