Bụng khó chịu sau khi ăn phải làm sao?

Nhiều người thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng sau khi ăn

"Điểm danh" 4 thực phẩm giàu protein giúp cơ bắp khỏe mạnh sau tuổi 50

Thực phẩm giàu protein giúp giảm cholesterol xấu

Thuốc điều trị đái tháo đường có gây hại dạ dày không?

Đồ ăn cay có hại cho hệ tiêu hóa không?

Dấu hiệu bạn có dạ dày nhạy cảm

Hầu hết mỗi người đều từng trải qua cảm giác khó chịu ở bụng, nhưng nếu bạn thường xuyên gặp những triệu chứng: Buồn nôn, ợ nóng, đau bụng hoặc chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, trào ngược acid dạ dày sau khi ăn, bạn có thể có một dạ dày nhạy cảm.

Những triệu chứng này có thể được kiểm soát tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng như phân có máu, nổi mề đay, ngứa, tiêu chảy nặng, sốt, hãy đến gặp bác sĩ. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, ngộ độc thực phẩm hoặc tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân khiến dạ dày nhạy cảm sau ăn

Một số thực phẩm đã qua chế biến dễ gây ra đầy hơi sau khi ăn

Một số thực phẩm đã qua chế biến dễ gây ra đầy hơi sau khi ăn

- Không dung nạp thực phẩm: Thực tế cho thấy một số loại thức ăn có thể khiến việc tiêu hóa của dạ dày khó khăn hơn.

- Hội chứng ruột kích thích (IBS) và viêm ruột (IBD): Các triệu chứng của dạ dày nhạy cảm và IBS trùng nhau. Triệu chứng đặc trưng của IBS là những cơn đau bụng xuất hiện khi ăn một số loại thực phẩm, dẫn đến thay đổi thói quen đi đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy.

Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD) có phần nặng hơn. IBD được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính trong đường tiêu hóa có thể dẫn đến tổn thương ruột vĩnh viễn. Bệnh viêm ruột có thể được xác định dựa trên chẩn đoán hình ảnh.

- Các nguyên nhân khác: Viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa.

Bụng khó chịu sau khi ăn phải làm sao?

Chế độ ăn loại trừ giúp xác định chính xác thực phẩm nào là thủ phạm gây rối loạn tiêu hóa

Chế độ ăn loại trừ giúp xác định chính xác thực phẩm nào là thủ phạm gây rối loạn tiêu hóa

- Tránh hoặc hạn chế một số thực phẩm:

Khi bụng khó chịu sau ăn, bạn có thể ghi lại những thực phẩm bạn đã ăn. Được gọi là chế độ ăn uống loại trừ (hay chế độ ăn uống hạn chế, elimination diet). Sau khoảng một thời gian nhất định, bạn tiêu thụ những thực phẩm đó trở lại để xác định chắc chắn chúng gây dị ứng hay không.

Một số thực phẩm mà người có dạ dày nhạy cảm nên hạn chế bao gồm: Thức ăn cay, sốt cà chua, trái cây họ cam quýt, bơ sữa, các món chiên rán, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm đã qua chế biến, gluten (lúa mì, lúa mạch), chất làm ngọt nhân tạo, caffeine, rượu bia.

- Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm trái cây tươi, rau củ, protein "nạc" (hay lean protein, có nhiều trong thịt gà, thịt sẫm màu, cá) sẽ giúp cơ thể nhận được một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa.

Tuy chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng nếu bạn đang có dạ dày nhạy cảm, bạn không nên ăn quá nhiều chất xơ bởi chúng có thể khiến đầy hơi, chướng bụng sau ăn. Để chắc chắn, bạn nên tạm thời hạn chế thực phẩm giàu chất xơ để xem liệu các triệu chứng có cải thiện hay không.

- Uống đủ nước:

Nước rất quan trọng với sức khỏe hệ tiêu hóa

Nước rất quan trọng với sức khỏe hệ tiêu hóa

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón. Để có đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, hãy uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày.

- Hạn chế caffeine và rượu: 

Uống quá nhiều đồ uống chứa caffeine có thể gây khó chịu cho dạ dày bằng cách kích thích các cơn co thắt ở đường tiêu hóa, có thể dẫn đến tiêu chảy, viêm ruột. Uống nhiều rượu bia có thể gây kích ứng dạ dày, gây sưng và viêm niêm mạc dạ dày. Vì vậy, hãy hạn chế lượng caffeine, rượu giúp cải thiện triệu chứng khó chịu ở bụng.

- Thực phẩm nên ăn: Bạn nên ăn sữa chua, chuối, trái cây, rau nấu chín, trứng, thịt nạc, táo, các loại ngũ cốc có thể làm dịu và làm giảm tình trạng khó chịu ở dạ dày của bạn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Very Well Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp