Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu

Mỡ máu cao nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Rối loạn mỡ máu: Lúc nào dùng thuốc, lúc nào dùng TPCN?

TPCN LIPIDCLEANZ - Dùng cho người bị rối loạn lipid máu

Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc hạ mỡ máu

3 thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc

Công thức làm đồ uống giảm cholesterol chỉ nhìn thôi cũng thèm

Các thuốc hạ mỡ máu thường dùng và tác dụng phụ tương ứng

Khi nồng độ cholesterol, triglyceride máu tăng cao, kết hợp với các yếu tố nguy cơ trên tim mạch như tuổi cao, có bệnh lý nền, thừa cân, béo phì… người bệnh cần dùng thuốc để hạ mỡ máu. Hiện nay, có 4 nhóm thuốc phổ biến là:

Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin

Gồm các thuốc Simvastatin, Rosuvastatin, Atorvastatin… giúp giảm nồng độ LDL-Cholesterol xấu, triglycerid và cholesterol toàn phần. Một số tác dụng phụ của thuốc nhóm statin:

- Hay gặp nhất là mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức chân tay, chuột rút

- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…

- Tăng men gan, tiêu cơ vân: Tuy hiếm gặp nhưng là tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần theo dõi chặt chẽ chỉ số men gan, men cơ khi dùng thuốc.

Thuốc nhóm fibrat

Các thuốc Fenofibrat, Bezafibrat nhóm fibrat giúp giảm triglycerid máu, giảm LDL-Cholesterol và tăng HDL-Cholesterol tốt.  Tác dụng bất lợi có thể gặp khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat:

- Rối loạn tiêu hóa: Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn…

- Tăng men gan, men cơ, sỏi mật.

Nhóm niacin hạ mỡ máu

Đây là các vitamin như Vitamin B3, Vitamin PP… có thể dùng kết hợp với nhóm statin để đạt hiệu quả giảm LDL-Cholesterol tốt hơn. Khi sử dụng nhóm niacin, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng phụ là rối loạn tiêu hóa, ngứa, đỏ bừng mặt…

Nhóm ức chế hấp thu cholesterol

Thuốc điển hình trong nhóm này là Ezetimibe, ức chế hấp thu cholesterol toàn phần ngay tại ruột. Tuy ít tác dụng phụ hơn hầu hết các thuốc khác nhưng vẫn có thể gây tăng men gan nếu dùng liều 10mg/ngày.

Nhóm nhựa gắn acid mật: Gồm Cholestyramine, Colestipol giúp giảm LDL-Cholesterol máu nhờ tăng cường chuyển hóa cholesterol thành acid mật và tăng bài tiết mật, tăng đào thải LDL-C. Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này chủ yếu xuất hiện trên hệ tiêu hóa, như táo bón, đầy hơi, chướng bụng… 

Lưu ý: Các nhóm thuốc trên đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy người bệnh chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Giải pháp hỗ trợ kiểm soát mỡ máu an toàn từ thảo dược

 

Điều trị mỡ máu cao cần tuân theo phác đồ điều trị dài ngày. Bởi vậy, người bệnh khó tránh khỏi các tác dụng phụ và tình trạng mệt mỏi. Để khắc phục những vấn đề này, giúp bạn có kiểm soát mỡ máu an toàn hơn, các nhà khoa học nước ta đã bào chế thành công viên uống thành phần chính cao lá sen.

Lá sen là vị thảo mộc quý đã được nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng trên các chỉ số mỡ. Cụ thể, nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra dịch chiết lá sen có tác dụng giảm sự tích tụ lipid, giảm cholesterol xấu ở máu và gan. Một nghiên cứu khác tại Hàn Quốc cũng cho thấy lá sen có khả năng tăng chuyển lipid từ máu vào mô, để cơ thể sinh năng lượng hoạt động, nhờ đó hỗ trợ ổn định mỡ máu mà không gây mệt mỏi.

Sản phẩm còn được kết hợp thêm cao hoàng bá, tỏi, nghệ… giúp hỗ trợ cải thiện rối loạn lipid máu một cách toàn diện hơn, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Nắm rõ những thông tin về thuốc tân dược, cũng như nhận biết sớm các tác dụng phụ của chúng rất quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn lipid máu. Bên cạnh đó, để đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả và an toàn hơn, nâng cao sức khỏe và tinh thần, bạn đừng quên kết hợp viên uống có thành phần chính cao lá sen.

 Lan Anh

 

TPBVSK LIPIDcleanz - Dùng cho người rối loạn lipid máu

lp-10320299-231104103202

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LIPIDcleanz - Sạch lòng mạch, hạ mỡ máu

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số GPQC: 1033/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch