"Nhồi nhét" mãi, sao con không lớn?

Liên quan đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, tất cả các bà mẹ đều biết rằng để con phát triển chiều cao, ta cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao không phải bà mẹ nào cũng rõ.

Cho rằng uống sữa càng nhiều càng tốt, nhiều bà mẹ cho con dùng sữa thay nước. Ngoài 3-4 ly sữa bột mỗi ngày, các bé còn uống sữa tươi, sữa chua, váng sữa ‘vô tội vạ” khi thích. Không ít người than phiền rằng con đã 4-5 tuổi mà mỗi tháng vẫn tốn 1-2 triệu đồng tiền sữa. Có bé chỉ uống 2 ngày là hết một hộp 400 g.


Điều này không chỉ khiến trẻ bị béo phì mà đôi khi còn có thể gây các bệnh nguy hiểm. Trong sữa có rất nhiều canxi, giúp bé tăng trưởng tốt. Nhưng nếu quá dư thừa, canxi sẽ lắng đọng và gây các bệnh lý về thận. Thậm chí, khi uống quá nhiều sữa, lượng nước đưa vào quá lớn sẽ gây quá tải cho thận. Bởi kèm theo với việc thải các sản phẩm chuyển hoá, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng khi lượng nước đưa vào quá lớn.

Một vấn đề khá nguy hiểm cho những trẻ uống quá nhiều sữa nữa là khi bé mới biết đi thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là do sữa không có chứa nhiều thành phần sắt trong nó mà muốn nhận được sắt trong chế độ ăn uống, bé buộc phải kết thân với nhiều loại thực phẩm giàu sắt khác. Do đó, nếu trẻ bị thiếu sắt do uống quá nhiều sữa mỗi ngày mà không được phát hiện kịp thời sẽ khiến trẻ bị thiếu sắt trầm trọn.

Trẻ ăn quá nhiều sữa chua có thể gây sâu răng

Sữa chua có nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em, tránh dùng quá nhiều sữa chua. Tốt nhất là không nên ăn quá 2 hộp mỗi ngày. Dùng quá nhiều bé cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng men vi sinh hoặc đau dạ dày

Thêm vào đó, trong sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, một lợi khuẩn phổ biến trong đường ruột có lợi cho tiêu hóa. Khi uống hay ăn nhiều sữa chua mà không súc miệng, súc miệng không kỹ hoặc có nhưng bằng nước súc miệng chuyên dụng thì nó có thể gây sâu răng. Do vi khuẩn axit lactic trong sữa chua dễ dàng lên men trong nước bọt và pha trộn với các mảnh vụn thức ăn còn sót trong miệng bám vào các răng và vết nứt trên bề mặt. Từ đó hình thành nên mảng bám, ảnh hưởng tới bề mặt men răng dẫn đến sâu răng.

Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mẹ tưởng

Rất nhiều bà mẹ không tiếc tiền mua hẳn loại tôm sú 400.000 – 500.000 VND một kg để rim hoặc hấp luộc cho con ăn cả vỏ rồi ‘ôm mộng’ cơ thể bé sẽ hấp thụ thêm được nhiều canxi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, tương tự như vỏ của con giun đũa, côn trùng. Thực sự nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng so với thịt tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.

Nếu mẹ quá “tiếc” vỏ tôm, có thể xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngọt dùng quấy bột, nấu cháo cho trẻ sẽ có tác dụng tăng hương vị, ngọt nước.

vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ