Nhiều người không dùng đường mà sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo để thay thế
Thận trọng khi dùng đường ăn kiêng
Đường ăn kiêng: Lợi và hại
Cỏ ngọt stevia: Dùng sao cho đúng?
Thuốc điều trị tiền đái tháo đường có cần thiết hay không?
Nguy cơ tim mạch khi sử dụng nhiều đường nhân tạo
Nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí BMJ chỉ ra mối liên hệ giữa chất tạo ngọt nhân tạo và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ. Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Y khoa Quốc gia Pháp, dựa trên dữ liệu của hơn 100.000 người tham gia trong vòng một thập kỷ.
Để giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu, nhiều người cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày, chuyển sang sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo. Một số sản phẩm phổ biến như đường saccharin, ra đời từ năm 1879. Kể từ đó, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều sản phẩm thay thế đường khác như: Sucralose, aspartame, stevia (cỏ ngọt), xylitol…
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đánh giá, sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo an toàn khi dùng trong liều lượng cho phép. Ví dụ, với đường sucralose, một người nặng 60kg phải dùng liên tục 23 gói đường mới vượt ngưỡng khuyến nghị. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều mối quan ngại về các sản phẩm tạo ngọt nhân tạo này, đặc biệt với tình trạng đái tháo đường type 2 và béo phì.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y khoa Quốc gia Pháp được tiến hành từ năm 2009, được coi là "nghiên cứu về dinh dưỡng có quy mô lớn nhất thế giới". Người tham gia phải báo cáo lại khẩu phần ăn mỗi ngày qua ảnh chụp, đặc biệt là lượng đường ăn kiêng mà họ sử dụng.
Kết quả cho thấy, có 37% người tham gia sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo, trung bình hơn 42mg/ngày. Và những người sử dụng nhiều đường ăn kiêng hơn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Dẫn chứng là tỷ lệ gặp tai biến bệnh mạch vành và mạch máu não cao hơn nhóm người không sử dụng đường ăn kiêng.
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận: "Những phụ gia thực phẩm được hàng triệu người sử dụng hàng ngày, có mặt trong hàng nghìn loại đồ ăn thức uống, không phải sản phẩm thay thế cho đường an toàn và lành mạnh".
Các sản phẩm họ sử dụng gồm: Aspartame, acesulfame kali, sucralose, cyclamate, saccharin, thaumatin, neohesperidine dihydrochalcone, steviol glycoside… Chúng đều chứa rất ít calorie, thậm chí không ảnh hưởng đến đường huyết, nhưng có vị ngọt gấp nhiều lần đường tự nhiên. Trong đó, sử dụng nhiều aspartame có liên quan tới các bệnh về mạch máu não. Acesulfame kali và sucralose lại có liên quan tới các nguy cơ về mạch vành.
Cũng trong tháng 9, một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí JCI Insight phát hiện, sử dụng đường hóa học từ sớm có ảnh hưởng xấu tới trí nhớ. Thí nghiệm trên những con chuột chưa trưởng thành cho thấy, sử dụng đường saccharin, acesulfame kali và stevia khiến trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng đến tín hiệu chuyển hóa của cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn tới rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường.
Dùng đường ăn kiêng ra sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Chia sẻ với Medical News Today, TS Jeff Gladd nhấn mạnh rằng, thỉnh thoảng dùng các chất tạo ngọt nhân tạo sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, các loại đường "không calorie" như aspartame, saccharin và sucralose có nhiều trong các sản phẩm chế biến sẵn được quảng cáo là "diet", "không đường". Việc sử dụng đường hóa học đều đặn hàng ngày sẽ nguy hiểm hơn với những đối tượng vốn đã mắc đái tháo đường, béo phì.
Nghiên cứu tại Pháp không chỉ ra mối quan hệ nhân – quả. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, TS Gladd khuyến cáo hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, nước ngọt chứa đường hóa học.
Bình luận của bạn