Những ai không nên dùng sâm?

Hồng sâm Triều Tiên được đánh giá là loại sâm tốt nhất trên thị trường

Cảnh báo Nhân sâm Kianpi Pil nguy hại cho sức khỏe

Nhân sâm Kianpi Pil chưa được cấp phép tại Việt Nam

Nhân sâm: Làm sao “ăn đúng - dùng hay”?

Triển lãm nhân sâm Hàn Quốc tại Việt Nam lần thứ 2

Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng để trị nhiều bệnh, đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Với Tây y, nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Meyer, họ Nhân Sâm Araliaceae, họ Ngũ Gia Bì.

Nhân sâm được Đông y xếp vào hàng thượng phẩm, nghĩa là vị thuốc có tác dụng tuyệt vời như đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí…

Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như :

- Tăng trí nhớ - học nhanh, nhớ lâu, chống stress thi cử.

- Bồi bổ sức khỏe, gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.

- Tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng

- Điều hòa huyết áp, tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới.

Có bao nhiêu loại sâm?

Sâm trồng tại xứ Cao-Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương.

Sâm tốt là nhân sâm Triều Tiên (Panax Ginseng C.A.Meyer) được thu hái từ năm thứ 6, khi hái không làm rễ bị đứt. Hai loại nổi tiếng nhất là:

- Hồng sâm: Hồng sâm (còn gọi là red ginseng) được làm từ nhân sâm tươi. Những củ sâm sau khi rửa sạch, xếp thành từng hàng vào khay rồi được đem hâp ở nhiệt độ cao trong suốt nhiều ngày cho đến khi củ sâm khô lại chỉ còn khoảng dưới 14% thành phần nước, tiếp đến sâm sẽ được sấy khô dưới môi trường tự nhiên, lúc này màu da và ruột củ sâm sẽ trở nên đỏ hay vàng nâu sẫm nên được gọi là hồng sâm.

Nhân sâm có nhiều chất dinh dưỡng quý, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được

Cũng nhờ quá trình này mà hồng sâm được sinh thêm các chất Ginsenoside được tạo ra do thành phần của nhân sâm bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao như chất làm giảm quá trình lão hóa (Maltol), hợp phần chất chống ung thư (chất làm giảm ức chế sự phát triển tế bào ung thư Ginsenoside RH2), chất ngăn sự tái phát tế bào ung thư di căn và sự phát triển tế bào ung thư mới (Ginsenoside Rg3).

- Bạch sâm là loại Nhân Sâm không đủ tiêu chuẩn chế biến thành Hồng Sâm nên đem cắt bỏ rễ phụ, bào đi lớp vỏ mỏng, sau đó đem phơi nắng cho khô. Sau khi chế biến, Bạch Sâm có màu trắng ngà, xốp, có vị ngọt.

Vài lưu ý khi dùng sâm

Không cứ sâm mà cái gì cũng vậy, “đồ bổ” cần dùng với đúng người, đúng thời điểm, đúng liều lượng.

Để đảm bảo cho người dùng được an toàn, hiệu quả, các trường hợp sau đây không được dùng nhâm sâm độc vị: Chỉ có nhân sâm, không có chất khác

Đó là các trường hợp sau:

1. Người khỏe mạnh bình thường

2. Phụ nữ mang thai

3. Trẻ em (từ mới đẻ đến 14 tuổi)

4. Người đang bị táo bón

5. Viêm loét dạ dày, đau dạ dày

6. Đau bụng do hàn

7. Rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy bụng, trướng bụng)

8. Viêm ruột

9. Viêm gan

10. Viêm túi mật, sỏi mật

11. Nấc

12. Tiêu chảy

13. Ho ra máu

14. Giãn phế quản

15. Viêm phế quản

16. Lao phổi

17. Ngoại cảm (phong hàn, phong nhiệt, phong ôn)

18. Tăng huyết áp

19. Xơ mỡ động mạch

20. Bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, luput ban đỏ, cứng bì...)

21. Người đang dùng thuốc chống huyết khối (warfarin...)

22. Người bị di tinh, xuất tinh sớm

Để tăng cường dược tính đa dạng và hạn chế độc tính của nhân sâm, người ta thường dùng nhân sâm phối hợp với các vị thuốc khác như linh chi, nhung hươu, sữa ong chúa…

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp