Những ai nên cẩn trọng khi ăn mướp đắng?

Cần lưu ý gì khi ăn mướp đắng?

10 lợi ích tuyệt vời của mướp đắng với sức khỏe và vẻ đẹp

Thanh mát bí đỏ nhồi mướp đắng

Bài thuốc quý chữa bệnh liệt dương từ mướp đắng

Ăn mướp đắng: Nhớ kỹ những điều này!

Mướp đắng được sử dụng cho một loạt các chứng bệnh về dạ dày và đường ruột như nôn nao ở dạ dày, loét dạ dày, viêm đại tràng, táo bón và nhiễm ký sinh trùng đường ruột... Nó cũng được sử dụng cho những bệnh nhân đái tháo đường, sỏi thận, sốt, vẩy nến, bệnh gan và giúp hỗ trợ điều trị HIV/AIDS. 

Ở ngoài da, mướp đắng được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng sâu trong da (áp xe) và các vết thương.

Mướp đắng có chứa hợp chất hoạt động như insulin – giúp giảm lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quả mướp đắng, nước ép hay chiết xuất mướp đắng có thể cải thiện sự dung nạp glucose, làm giảm lượng đường trong máu, giảm HbA1c (phép kiểm soát lượng đường trong máu theo thời gian) ở những bệnh nhân đái tháo đường.

Cần thêm bằng chứng để đánh giá hiệu quả của mướp đắng đối với những bệnh như vẩy nến, HIV/AIDS, rối loạn dạ dày và đường ruột, sỏi thận, bệnh gan, áp xe và vết thương trên da…

Quả mướp đắng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

Cảnh báo đặc biệt

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Mướp đắng không an toàn cho phụ nữ mang thai. Một số hóa chất trong quả mướp đắng và hạt có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt, gây sảy thai ở động vật. Không đủ thông tin an toàn về sự an toàn của mướp đắng khi sử dụng trong thời gian cho con bú.

Bệnh nhân đái tháo đường

Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn đang bị đái tháo đường và phải uống một số loại thuốc hạ đường huyết, ăn thêm mướp đắng có thể khiến lượng đường huyết tụt xuống thấp hơn dự kiến. Do đó, cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn.  

Các loại thuốc trị bệnh đái tháo đường có thể tương tác với mướp đắng.

Một số thuốc dùng cho bệnh đái tháo đường như: Glimepiride (Amaryl), glyburide (DiaBeta, Glynase PresTab, Micronase), insulin, pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia), chlorpropamide (Diabinese), glipizide (Glucotrol), tolbutamide (Orinase).

Người bị thiếu glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD)

Những người bị thiếu G6PD hay bị "favism" sau khi ăn hạt mướp đắng. Favism là tình trạng được đặt tên theo đậu fava (đậu tằm), được cho là có thể gây nên các triệu chứng thiếu máu như đau đầu, sốt, đau dạ dày, hôn mê… ở một số người. Hợp chất được tìm thấy trong hạt mướp đắng có lên quan đến các hợp chất trong đậu fava. Nếu bạn bị thiếu G6PD, hãy tránh ăn mướp đắng.

Người bị thiếu G6PD không nên ăn mướp đắng

Người phải phẫu thuật

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Hãy ngừng sử dụng mướp đắng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Liều lượng an toàn của mướp đắng tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số yếu tố khác. Nhìn chung, hãy tham vấn ý kiến của các dược sỹ, bác sỹ trước khi bổ sung chúng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn.  

Hoài Thương H+ (Theo Webmd.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng