Mướp đắng không tốt với người hạ huyết áp
Lợi ích không ngờ từ mướp đắng
Mướp đắng ngăn ngừa đái tháo đường
Món ăn bài thuốc từ mướp đắng
Khi mang thai, có nên ăn mướp đắng?
Mướp đắng không tốt với phụ nữ mang thai do có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và ảnh hưởng đến thai. Mướp đắng cũng kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
Mướp đắng tốt cho người bị tăng huyết áp nhưng lại là thực phẩm độc với người bị huyết áp thấp. Ăn nhiều mướp đắng dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu.
Trẻ em cũng được khuyến cáo là đối tượng không nên ăn mướp đắng. Bởi phần ruột và hạt bên trong mướp đắng có chứa nhiều độc tố không tốt với trẻ.
Mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng bị nhiễm kim loại nặng gây độc cho cơ thể.
Lưu ý khi chế biến mướp đắng là không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Không nên cho người có tì vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh) ăn mướp đắng.
Với những người không nằm trong những lưu ý này, có thể thoải mái ăn mướp đắng, với nhiều cách chế biến khác nhau: Mướp đắng xào ruốc (chà bông), mướp đắng xào thịt, xào trứng, canh mướp đắng nhồi thịt, trà mướp đắng (mướp đắng phơi khô, hãm trà)...
Bình luận của bạn