Chó, mèo bị giun sán chữa tại nhà được không?

Chó, mèo nếu không có biện pháp phòng ngừa thì rất dễ nhiễm giun sán

Podcast: Nuôi thú cưng cần đề phòng nhiễm giun đũa chó mèo

Chó mèo cũng mắc bệnh mạn tính

Khoa học đã bắt đầu hướng đến chó, mèo như thế nào?

Làm gì để tránh tử vong vì bệnh dại khi bị chó mèo cắn?

Theo thống kê từ Cục Thú y, cả nước hiện có 7,6 triệu con chó, mèo, nhiều nhất tại Hà Nội (trên 425.000 con), Nghệ An (trên 355.000 con), Thanh Hóa (trên 322.000 con). Việc kiểm soát đàn chó, mèo ở nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện tốt, dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh. Trong đó bệnh giun sán chó, mèo chiếm số lượng không hề nhỏ.

Biểu hiện khi chó, mèo nhiễm giun sán

Theo bác sĩ thú y Nguyễn Thị Lan Hương – Bệnh viện Thú y Hà Nội, các triệu chứng khi chó, mèo bị nhiễm giun sán thường không rõ ràng để nhận biết. Vì vậy thường bị chủ nhân bỏ qua và có diễn biến trầm trọng dần.

Một số dấu hiệu chó, mèo bị nhiễm sán điển hình như: Chó, mèo bị nhiễm giun sán đường ruột, đặc biệt là giun đũa và sán dây có thể nôn thường xuyên, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột, tiêu chảy hoặc táo bón; bỏ ăn hoặc ăn ít; bụng phình căng, tròn đầy, phần còn lại của cơ thể khá còi cọc, sụt cân, suy sinh dưỡng; chó, mèo có thể đi ngoài ra máu, phân có màu tối, một số trường hợp trở nặng, phân có thể xuất hiện giun sán, đốt sán; ký sinh trùng đường ruột thường hút hết chất dinh dưỡng của chó, mèo, ảnh hưởng đến độ sáng của màu lông khiến chúng trở nên rối, bết dính và xỉn màu…

Chó, mèo bị giun sán có chữa trị tại nhà được không?

Khi chó, mèo có dấu hiệu bị giun sán, chủ vật nuôi nên đưa đến các phòng khám thú y để được chữa trị kịp thời

Khi chó, mèo có dấu hiệu bị giun sán, chủ vật nuôi nên đưa đến các phòng khám thú y để được chữa trị kịp thời

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, nếu nghi ngờ chó, mèo bị nhiễm giun sán đường ruột, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ thú y để chẩn đoán chính xác và kê đơn điều trị kịp thời. Nếu không may thú cưng của bạn bị nhiễm giun sán, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị và có kế hoạch theo dõi khám lại cho chúng. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành xét nghiệm phân nhiều lần sau điều trị để đảm bảo rằng giun sán được diệt tận gốc. Chủ vật nuôi không được tự ý chữa trị tại nhà, có thể khiến bệnh tình trở nặng nếu không có phác đồ điều trị phù hợp, thậm chí có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh giun sán cho chó, mèo

Tẩy giun định kỳ cho thú cưng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Tẩy giun định kỳ cho thú cưng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, giun sán không chỉ gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho thú cưng mà còn là tác nhân gây một số căn bệnh cho người nếu không may lây nhiễm. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Để phòng tránh giun sán cho chó, mèo, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương gợi ý một số biện pháp:

-        Thường xuyên tắm rửa chó chó, mèo đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho chúng để hạn chế mầm bệnh.

-        Đảm bảo cho thú cưng có nguồn thực phẩm lành mạnh, đủ dinh dưỡng và đảm bảo chúng uống đủ nước. Nên cho chó, mèo ăn uống trong nhà và thu dọn thức ăn thừa sau khi ăn xong. Những thực phẩm để ngoài trời rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, mang mầm giun sán và ký sinh trùng nguy hiểm.

-        Thực hiện tẩy giun định kỳ cho chó, mèo để làm giảm nguy cơ bị nhiễm giun sán cũng như phòng chống các bệnh đường ruột. Đối với chó, mèo dưới 6 tháng tuổi nên tẩy giun mỗi tháng 1 lần; trên 6 tháng tuổi thì 2-3 tháng tẩy giun 1 lần.

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động