Những biện pháp đơn giản giúp giảm cơn đau gout tức thì

Cách giảm đau gout đơn giản ngay tại nhà không cần dùng thuốc.

Uống bia có làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout?

5 hiểu lầm tai hại về bệnh gout

Uống bia có làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout?

Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương

Ăn quả anh đào (cherry): Anthocyanins trong quả anh đào rất tốt trong việc làm giảm lượng tinh thể acid uric trong máu, ăn nhiều quả anh đào giúp làm giảm đau và viêm do bệnh gout. Thực tế, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Arthritis and Rheumatology cho thấy người bệnh gout ăn quả anh đào ít bị đau hơn 35% so với những người bệnh không ăn.

Uống thêm nước: Thận của bạn có trách nhiệm loại bỏ acid uric trong máu khi đi tiểu. Nhưng khi bạn uống quá ít nước, chúng không thể hoạt động hiệu quả, dẫn đến tích tụ acid uric trong máu theo thời gian. Vì vậy, uống nhiều nước hơn để làm sạch chất độc trong cơ thể. Thực tế, theo các nhà nghiên cứu tại UCLA Health, phụ nữ bị bệnh gout nên uống ít nhất 2,6 lít nước mỗi ngày, nam giới nên uống đến 3,5 lít.

Uống sữa ít béo: Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa New England cho biết những người uống sữa ít chất béo hoặc sữa chua không đường ít nhất 2 lần/tuần đã giảm 48% lượng acid uric trong máu so với những người không uống sữa.

Tăng Vitamin C trong chế độ ăn uống: Các nhà nghiên cứu tại Đại học John Hopkins nhận thấy rằng bổ sung 500 mg vitamin C hàng ngày trong 2 tháng có thể làm giảm đáng kể mức acid uric trong cơ thể. Vitamin C đặc biệt tốt cho sức khoẻ mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Bổ sung Probiotics: Probiotics là vi khuẩn có lợi trong ruột. Theo một nghiên cứu, việc bổ sung probiotic với chủng Plantarum Lactobacilli, Brevis và Rhamnosus (các vi lợi khuẩn có lợi) có thể làm giảm mức acid uric trong máu. Tuy nhiên, việc bổ sung probiotic nên được sử dụng thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.


Nguyên Hương H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp