Dấu hiệu bạn bị mất cân bằng điện giải

Cần bổ sung chất điện giải trong một số trường hợp như tiêu chảy, nôn...

Nên uống gì để bổ sung nước, dinh dưỡng sau khi tập thể thao?

Mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể nguy hiểm như thế nào?

Chất điện giải có trong những thực phẩm nào?

Bổ sung chất điện giải qua những thực phẩm sau

Chất điện giải là các chất hóa học trong cơ thể được tạo thành từ cả các ion âm và dương. Có 3 chất điện giải chính là natri, kali và magne. Ngoài ra còn có clorua, bicarbonat, phosphat và calci. Các chất điện giải có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động cơ và các quá trình khác diễn ra trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả hơn.

 

Chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Bhakti Kapoor cho biết: "Mất cân bằng điện giải xảy ra khi bạn mất một lượng đáng kể chất lỏng trong cơ thể, nguyên nhân có thể do đổ mồ hôi hoặc nôn mửa nhiều. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, do đó điều cần thiết là nhận biết sớm dấu mất cân bằng điện giải của cơ thể, từ đó có biện pháp cải thiện kịp thời".

Các triệu chứng của sự mất cân bằng điện giải có thể khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng, các khoáng chất bị thiếu hụt cụ thể. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các triệu chứng phổ biến như suy nhược, mệt mỏi, chuột rút hoặc co thắt cơ, nhịp tim không đều, lú lẫn, co giật, yếu cơ....

Theo Bhakti Kapoor, hầu hết mọi người có thể duy trì mức độ chất điện giải bằng chế độ ăn uống cân bằng và uống đủ nước. Nước dừa, sữa, nước ép trái cây và đồ uống thể thao đều là những nguồn cung cấp chất điện giải tuyệt vời và có thể góp phần cân bằng hydrat hóa và điện giải.

Để duy trì mức điện giải lành mạnh, bạn nên ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và nhiều natri. Ngoài ra, bạn cũng nên uống thêm nước trước, trong và sau khi tập thể dục, đồng thời cân nhắc uống nước thể thao hoặc bổ sung chất điện giải nếu bạn đang tham gia vào hoạt động thể chất kéo dài hoặc cường độ cao.

"Nếu đang gặp bất kỳ tình trạng y tế nào ảnh hưởng đến sự cân bằng điện giải, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tim hoặc đái tháo đường, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thực hiện việc bổ sung chất điện giải", chuyên gia dinh dưỡng Bhakti Kapoor lưu ý.

Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp