- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe
Vai trò của Khổ sâm trong điều trị rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có di truyền không?
Tim đập nhanh, hồi hộp có dùng thực phẩm chức năng được không?
Nhịp tim nhanh nên ăn gì, luyện tập ra sao?
Yoga giúp điều trị rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ xảy ra do sự cố điện sinh lý tim. Bình thường, mỗi khi tim đập, một tín hiệu điện sinh ra từ một nhóm các tế bào được gọi là nút xoang. Các tín hiệu này đi qua tâm nhĩ, khiến chúng co lại và chuyển máu xuống tâm thất.
Khi có các tín hiệu điện bất thường bắt đầu từ một vùng cơ tim khác trong tâm nhĩ, không phải nút xoang sẽ khiến tâm nhĩ đập hỗn loạn và không đồng loạt với nhịp tâm thất, gây ra rung nhĩ.
Các triệu chứng
Một số người bị rung nhĩ nhẹ không có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng ở một số bệnh nhân khác có thể trải qua những triệu chứng tim đập nhanh hoặc thất thường. Nếu bị rung nhĩ, bạn có thể cảm thấy rung trong lồng ngực hoặc nhận thấy trái tim đập rất nhanh trong lồng ngực.
Khi bạn bị rung nhĩ, tim không bơm máu hiệu quả đến các phần của cơ thể. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, choáng váng, đặc biệt là sau khi tập thể dục.
Chẩn đoán rung nhĩ bằng điện tâm đồ (ECG)
Các bác sỹ có thể sử dụng biện pháp điện tâm đồ (ECG) để chẩn đoán rung nhĩ. ECG là một xét nghiệm nhỏ có sử dụng nhiều điện cực đặt trong cơ thể để gửi tín hiệu trở lại với máy đo. Xét nghiệm này có thể đo hoạt động điện sinh lý tim, do đó siêu âm tim có thể giúp chẩn đoán tim của bạn có bị rung nhĩ hay không.
Chẩn đoán rung nhĩ bằng điện tâm đồ
ECG thường được tiến hành khi một người đang nằm. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể được thực hiện khi bạn đi trên máy chạy bộ để kiểm tra phản ứng của tim trong suốt quá trình luyện tập.
Các loại thuốc
Một trong những cách đầu tiên bác sỹ điều trị rung nhĩ là sử dụng các loại thuốc giúp phục hồi nhịp đập của trái tim. Quá trình này còn được gọi là cardioversion. Các bác sỹ có thể kê thuốc điều trị hoặc thông qua đường truyền tĩnh mạch.
Phục hồi nhịp tim bằng thuốc thường được tiến hành tại bệnh viện. Nhưng những người bị rung nhĩ cũng có thể sử dụng các loại thuốc ổn định nhịp tim tại nhà.
Chuyển nhịp tim bằng shock điện (Electrical Cardioversion)
Shock điện chuyển nhịp tim là cho 1 dòng điện chạy qua tim để đưa nhịp tim trở về bình thường. Chuyển nhịp được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị gắn trên ngực hoặc một ở trước ngực và một ở sau lưng. Thiết bị này sẽ chuyển một điện tích nhỏ đến tim để ngăn nó đập trong một thời điểm.
Nếu chuyển nhịp bằng sốc điện thành công, tim sẽ đập ở trạng thái bình thường khi bắt đầu đập trở lại. Thủ thuật này thường được thực hiện tại các phòng cấp cứu có đầy đủ trang thiết bị cần thiết và bạn có thể được ra viện sau 12 – 24 giờ sau đó.
Triệt phá ổ rối loạn nhịp tim
Các nghiên cứu cho thấy rung nhĩ thường được bắt đầu từ trong các tĩnh mạch phổi. Do vậy, bác sỹ có thể sẽ tiến hành triệt đốt hoặc cô lập tĩnh mạch phổi để điều trị căn bệnh này, nếu các phương pháp điều trị rung nhĩ khác không hoạt động hiệu quả. Phương pháp triệt phá có thể được thực hiện trong phẫu thuật mở hoặc cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng ống thông (catheter).
Hình minh họa thủ thuật triệt phá ổ rối loạn nhịp tim
Trong thủ thuật này, bác sỹ có thể sử dụng một ống thông có đầu điện đặc biệt thông qua một tĩnh mạch ở chân hoặc tay đến tim. Khi ống thông đạt đến nơi có hoạt động bất thường, năng lượng tần số vô tuyến điện sẽ được chuyển đến thông qua ống thông để tạo sẹo ở tĩnh mạch phổi.
Máy tạo nhịp tim
Sau khi áp dụng thủ tục cắt bỏ, một số bệnh nhân có thể cần phải sử dụng máy tạo nhịp tim. Thiết bị này sẽ gửi tín hiệu điện năng lượng thấp đến tim và giữ cho nó hoạt động với nhịp điệu ổn định.
Hình chụp X-quang bệnh nhân dùng máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim được phẫu thuật cấy dưới da và bao gồm dây mở rộng đến tim. Máy tạo nhịp tim cũng được sử dụng cho những bệnh nhân có nhịp tim chậm.
Sống chung với rung nhĩ
Rung nhĩ có thể là một vấn đề y tế nghiêm trọng, bạn có thể sống một thời gian dài với chúng. Bạn cũng cần sử dụng thuốc và trải qua các biện pháp phẫu thuật khác nhau để ổn định và kiểm soát bệnh tật. Với bất cứ vấn đề sức khỏe tim mạch nào, bạn cũng cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và báo lại những triệu chứng với các bác sỹ.
Học cách kiểm soát căng thẳng, tăng cường vận động thể chất, ăn uống lành mạnh và không hút thuốc lá cũng là những biện pháp tự điều chỉnh để sống chung với rung nhĩ.
Một số giải pháp hỗ trợ từ các thảo dược tự nhiên được chứng minh là hữu ích với bệnh rung nhĩ.
Trong đó, khổ sâm - một thảo dược được các nhà khoa học chú ý hơn cả. Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong cây khổ sâm có khả năng ức chế rung nhĩ thông qua cơ chế điều hòa nồng độ các ion Kali, Natri, Calci. Sự mất cân bằng nồng độ của các khoáng chất này là một trong những nguyên nhân gây ra rung nhĩ nói riêng và rối loạn nhịp tim nói chung.
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn