Thoa kem chống nắng không phải là cách duy nhất để bảo vệ da cho trẻ
Dùng kem chống nắng cho trẻ vào mùa nắng sao cho đúng cách?
Trẻ nhỏ có nên dùng kem chống nắng?
Mùa hè, cảnh giác với nguy cơ da bị ngộ độc nắng
Những sai lầm cần tránh khi bị cháy nắng ngày Hè
Thoa kem chống nắng
Bạn cần thoa kem chống nắng cho trẻ 20 phút trước khi cho trẻ ra ngoài là biện pháp chăm sóc da hàng đầu. Nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có khả năng bảo vệ da khỏi 2 loại tia UVA và UVB, với SPF 30 hoặc cao hơn.
Vì da trẻ nhạy cảm, bạn nên tìm các loại kem chống nắng vật lý (là loại kem chống nắng vô cơ, chứa các thành phần lành tính, tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học, phù hợp cho da nhạy cảm và cả da em bé). Loại kem này thường chứa 2 thành phần chính là titanium dioxide và kẽm oxide có khả năng hạn chế gây bít lỗ chân lông và có xu hướng ít gây kích ứng hơn
Thoa lại kem chống nắng cho trẻ sau mỗi 2 giờ, ngay cả trong những ngày nhiều mây để chống nắng hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng khi trẻ bơi lội hoặc đổ mồ hôi nhiều.
Mặc quần áo chống nắng
Bạn nên cho trẻ mặc quần áo chống nắng có UPF 50 (UPF là chỉ số bảo vệ khỏi tia tử ngoại), hoặc mặc quần dài, áo sơ mi mỏng nhẹ, dài tay với mật độ sợi vải khít, kết hợp đội mũ có vành rộng để che đầu, tai và cổ cho trẻ.
Đeo kính râm
Hãy đeo kính râm cho trẻ bất cứ khi nào trẻ ra ngoài. Bạn nên tìm cho trẻ kính râm có khả năng chống tia cực tím, có thể sử dụng kính áp tròng có chức năng chống tia UV.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
Ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10h-14h có khả năng gây hại cao nhất đối với làn da của trẻ. Bạn nên hạn chế cho trẻ ra ngoài. Nếu phải ra ngoài, hay cố gắng cho trẻ đứng trong bóng râm.
Lưu ý thuốc
Bạn cần chú ý một số loại thuốc có thể khiến con bạn dễ bị cháy nắng hơn như thuốc kháng sinh doxycycline và các loại kem trị mụn như adapalene và tretinoin để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng và có biện pháp che chắn kịp thời.
Để mắt đến làn da của trẻ
Thường xuyên kiểm tra da của trẻ, nếu phát hiện có những thay đổi về màu sắc, kết cấu của bất kỳ nốt ruồi nào trên da bé, cũng như cảm giác đau ngứa, chảy máu, kích ứng hoặc đóng vảy ở nốt ruồi, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để phát hiện sớm.
Thêm sự giúp đỡ
Bạn cũng nên nói chuyện với những người ở cùng con bạn khi bạn vắng mặt, chẳng hạn như người tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ về việc áp dụng nguyên tắc chống nắng cơ bản trên.
Bình luận của bạn