Những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm

Bàn chải thường và bàn chải điện: Đâu là lựa chọn tốt để vệ sinh răng miệng?

Bí quyết vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa hơi thở có mùi

Podcast: Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi trời rét đậm, rét hại?

Vệ sinh răng miệng kém tăng nguy cơ ung thư gan

Bệnh nướu lợi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

Theo PGS.BS. Brittany Seymour – Trường Nha khoa, Đại học Harvard, có khoảng 300 bệnh lý có mối liên hệ với sức khỏe răng miệng. Các vi khuẩn có hại trong miệng không chỉ gây sâu răng mà có thể đi theo máu, tới những cơ quan xa trong cơ thể.

Một trong số đó là tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, người có sức khỏe răng miệng kém, mắc bệnh nướu lợi hoặc bị mất răng, có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn.

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao hơn 3 lần người khỏe mạnh. Những dấu hiệu sớm cảnh báo đái tháo đường cũng thường xuất hiện trước ở miệng như khô miệng, viêm lợi, vết cắt trong miệng khó lành, thay đổi vị giác.

Đánh răng mạnh chưa chắc đã tốt

Đánh răng quá mạnh, quá lâu chưa chắc đã làm sạch răng hiệu quả

Đánh răng quá mạnh, quá lâu chưa chắc đã làm sạch răng hiệu quả

Việc lựa chọn độ cứng của lông bàn chải phụ thuộc nhiều vào sở thích cá nhân. Tuy nhiên, việc dùng bàn chải cứng, đánh răng với lực mạnh không khiến răng trắng bóng, nướu lợi khỏe mạnh hơn.

Theo BS Seymour, bạn nên đánh răng 2 lần/ngày trong tối thiểu 2 phút. Điều quan trọng hơn cả là kỹ thuật chải răng đúng, làm sạch được toàn bộ khoang miệng. Nếu bạn chải răng đúng cách, 2 phút có thể hiệu quả tương đương 5 phút đánh răng.

Cần vệ sinh kẽ răng

Không phải ai cũng thích dùng chỉ nha khoa, tuy nhiên, hiện có nhiều biện pháp khác giúp bạn làm sạch các kẽ răng. Đây là nơi tích tụ nhiều mảng bám và mảnh vụn thức ăn, có thể gây viêm lợi, sâu răng.

Bạn có thể thử dùng tăm chỉ nha khoa (tiện lợi hơn chỉ cuộn), dùng tăm nước hoặc bàn chải kẽ.  

Bác sĩ nha khoa không chỉ kiểm tra răng lợi

Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt hoặc bác sĩ nha khoa có nhiệm vụ chẩn đoán, dự phòng và điều trị các bệnh liên quan đến khoang miệng, hàm mặt. Bác sĩ chuyên khoa còn giúp bạn kiểm tra vùng hàm, cằm, lưỡi để phát hiện những dấu hiệu ung thư vùng đầu cổ. Đây là lý do bạn nên thăm khám định kỳ tối thiểu 1 lần/năm để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Bà bầu cũng cần đi khám nha sĩ

Khám răng thường xuyên giúp Bà bầu kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng

Khám răng thường xuyên giúp bà bầu kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng

Nhiều phụ nữ mang thai ngại tới bệnh viện, phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, răng miệng cần được chăm sóc và dự phòng đúng cách, tránh nguy cơ bị sâu răng, nhiễm trùng, thậm chí cần rút tủy. Quá trình mang thai cũng có thể gây ra những vấn đề như chảy máu chân răng.

Mãn kinh cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng

Thời kỳ mãn kinh có thể làm suy giảm estrogen và progesterone, dẫn tới giảm tiết nước bọt, gây khô miệng, khiến răng dễ bị sâu và nhiễm trùng. Viêm lợi cũng dễ xảy ra khi nồng độ estrogen suy giảm.

Nhai kẹo cao su không thể thay thế đánh răng

Nhai kẹo cao su giúp khoang miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, giúp rửa trôi acid từ thức ăn, đồ uống trước khi chúng làm mòn men răng. Nhai kẹo cao su chứa xylitol có thể làm tăng hiệu quả này, giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng. Tuy nhiên, nhai kẹo cao su không thể thay thế việc đánh răng 2 lần một ngày, không thể làm sạch các mảng bám tốt như bàn chải.

 
Quỳnh Trang (Theo Health Harvard)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt