Ăn rong biển đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Rong biển được xem là món quà quý từ đại dương

Cơm cá hồi bỏ lò: Cách thưởng thức "sushi" khác lạ

Bà bầu có nên ăn rong biển?

Rong biển giúp ngăn ngừa bệnh tuyến giáp, làm chậm quá trình lão hóa?

Ăn rong biển thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch này

Lợi ích sức khỏe khi ăn rong biển

Rong biển là thuật ngữ chung chỉ các loại thực vật sống ở biển, phổ biến nhất là nori (rong biển khô), tảo bẹ, rong biển wakame, và các loại tảo lam như spirulina và chlorella... Rong biển vốn là thực phẩm được ưa thích trong chế độ ăn của nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, sau đó được phổ biến dần trên toàn thế giới.

Nghiên cứu chỉ ra rong biển có một vài công dụng sau:

Kiểm soát đường huyết

Nghiên cứu trên loài rong nâu cho thấy, người ăn thực phẩm này có cải thiện chỉ số đường huyết HbA1c đáng kể. Tuy chưa có kết luận chính xác về tác dụng lâu dài, rong biển có thể hỗ trợ điều hòa đường huyết ngay sau khi ăn.

Ổn định huyết áp

Rong biển chứa alginate và các hợp chất hữu cơ có thể tác động tới quá trình chuyển hóa natri trong cơ thể, tăng bài tiết natri. Trong khi đó, natri tích tụ trong máu quá cao kéo theo nguy cơ tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng 4gr rong biển mỗi ngày trong vòng 1 tháng có thể đem lại lợi ích với huyết áp.

Có lợi cho mỡ máu

Rong biển là một nguồn chất xơ dồi dào, thậm chí cao hơn hàm lượng chất xơ của hầu hết các loại trái cây và rau quả

Rong biển là một nguồn chất xơ dồi dào, thậm chí cao hơn hàm lượng chất xơ của hầu hết các loại trái cây và rau quả

Rong biển là thực phẩm giàu chất xơ, phù hợp với chế độ ăn góp phần kiểm soát mỡ máu. Tuy vậy, các nghiên cứu về tác dụng hạ mỡ máu của rong biển trên con người chưa đưa ra kết luận chính xác.

Chống oxy hóa

Nghiên cứu cho thấy, trong rong nâu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể.

Giàu dinh dưỡng

Về mặt dinh dưỡng, rong biển khá giống rau xanh do có hàm lượng đường và chất béo thấp, nhưng chứa nhiều vi chất. Nổi bật nhất là iod – vi chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Hàm lượng iod phụ thuộc nhiều vào từng loại rong biển.

Ngoài ra, rong biển còn chứa calci, sắt, magne, kali, các vitamin C, A…

Ăn quá nhiều rong biển có sao không?

Rong biển giàu hàm lượng iod không nên lạm dụng quá nhiều

Rong biển giàu hàm lượng iod không nên lạm dụng quá nhiều

Dù có nhiều lợi ích sức khỏe, không phải đối tượng nào cũng nên ăn càng nhiều rong biển càng tốt. Nguyên nhân là do rong biển chứa khá nhiều iod và có nguy cơ tồn dư kim loại nặng.

Bổ sung quá 1.100mcg iod mỗi ngày có thể gây hại cho sức khỏe. Người có chế độ ăn đầy đủ iod (từ thực phẩm, muối iod) không nên lạm dụng bổ sung quá nhiều rong biển. Người mắc bệnh lý tuyến giáp sẵn có nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm rong biển vào chế độ ăn.

Rong biển thu hoạch, nuôi trồng ở vùng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng có thể chứa kim loại nặng như thủy ngân. Nấu chín hay rửa rong biển không thể loại bỏ kim loại hiệu quả. Nghiên cứu đã ghi nhận người khỏe mạnh ăn lượng rong biển quá lớn có nồng độ arsenic trong máu tăng cao.

Khi mua rong biển, bạn nên chọn thương hiệu uy tín, có thông tin rõ ràng về nguồn nuôi trồng, thu hoạch. Rong biển khô cần được đóng trong túi kín, không có dấu hiệu nhàu nát, ngả màu xám.

Rong biển là nguyên liệu phổ biến để chế biến các món sushi, cơm cuộn Hàn Quốc, canh rong biển. Bột tảo spirulina và chlorella còn có thể dùng để say sinh tố. 

 
Quỳnh Trang (Theo VerywellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng