Những điều không thể bỏ qua về cholesterol

Cholesterol cao trong máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Sỏi mật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim điều trị bằng chế độ ăn còn tốt hơn dùng thuốc

Ăn nhiều muối, trẻ đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tim mạch

Bệnh tim mạch ảnh hưởng thế nào tới tình dục ở nam giới?

1. Bạn không thể sống mà không có cholesterol: Cholesterol là nguyên liệu để xây dựng tất cả các tế bào trong cơ thể. Để hoạt động, các tế bào cũng cần cholesterol.

2. Cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người có lượng cholesterol trong máu cao: Tất cả những người trên 20 tuổi nên xét nghiệm máu để kiểm tra cholesterol thường xuyên, nhưng thực tế rất ít người thực hiện việc này. Đây là thực tế rất nguy hiểm khi đã có quá nhiều nghiên cứu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể đe dọa tính mạng ở những người có lượng cholesterol "xấu" LDL trong máu cao.

3. Cholesterol trong máu cao có thể là do di truyền: Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát mức cholesterol, nhưng yếu tố ảnh hưởng chính lại là do di truyền. 75% mức cholesterol là do gene và chỉ có khoảng 25% là do chế độ ăn uống. Một số người có thể giảm mức cholesterol hiện tại bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol, trong khi những người bị tăng cholesterol máu có tính gia đình (một bệnh di truyền ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 200 người trên thế giới) lại không thể giảm sự dư thừa cholesterol thông qua hạn chế thực phẩm mà phải được can thiệp bằng các biện pháp y tế.

4. Trẻ em cũng bị tăng cholesterol trong máu: Tình trạng cholesterol cao trong máu không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, trẻ em từ 9 - 11 tuổi cần được xét nghiệm sàng lọc cholesterol cao trong máu. Với những trẻ có nguy cơ cao của việc có vấn đề với mức cholesterol như có bố mẹ mắc bệnh tim và cholesterol cao trong máu, trẻ cần được xét nghiệm sàng lọc bắt đầu từ lúc 2 tuổi.

5. Tập thể dục có thể làm tăng nồng độ cholesterol "tốt" HDL cho bạn: Ngoài ăn uống lành mạnh, bạn có thể tăng nồng độ cholesterol "tốt" giúp chống lại bệnh tim bằng cách tập thể dục. Trong một nghiên cứu với sự tham gia của phụ nữ mắc đái tháo đường type 2 được công bố tháng 6/2016 trên Tạp chí Sports Medicine, 3 tuần tập thể dục với cường độ cao giúp gia tăng 21% nồng độ cholesterol "tốt" và giảm 18% chỉ số trigylcerides (chỉ số mỡ máu) cho những tình nguyện viên. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Strength and Conditioning Research tháng 3/2009 phát hiện những người đàn ông chạy bộ đã cải thiện đáng kể nồng độ cholesterol "tốt" của họ trong 8 tuần.

Tập thể dục có thể làm tăng nồng độ cholesterol "tốt" HDL cho bạn

6. Không nhất thiết phải sử dụng thuốc cholesterol: Trừ phi bạn thuộc diện có nguy cơ cao lên cơn đau tim hoặc có người thân bị cholesterol cao trong máu, chế độ ăn uống và tập thể dục là lựa chọn đầu tiên để giảm cholesterol. Hạn chế của việc dùng thuốc là bạn cần uống chúng hàng ngày và nó có thể gây ra một số tác dụng phụ cho những người dị ứng với thành phần của thuốc. Tuy nhiên, có thể hạ cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục sẽ không bằng thuốc.

7. Ngày càng có nhiều người dùng thuốc statin: Thuốc statin được đề nghị cho những người có nguy cơ bị đau tim cao hơn 20% trong 10 năm tới nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ hiện nay khuyến cáo các bác sỹ nên điều trị bằng thuốc statin cho những người cao hơn 7,5% mắc nguy cơ này. Những đối tượng nên dùng thuốc để điều trị cholesterol cao là: Có tiền sử đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực, bệnh động mạch ngoại biên, có nồng độ cholesterol "xấu" rất cao (190 mg/dl hoặc hơn), bị bệnh đái tháo đường.

8. Có thể phát hiện người có nồng độ cholesterol cao qua quan sát:  Liệu có thể biết được một người nào đó có cholesterol cao trong máu chỉ bằng cách nhìn vào họ? Hoàn toàn có thể, sự xuất hiện của ban vàng (Xanthelasma) xung quanh mí mắt có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim mạch do nồng độ cao cholesterol.

9. Mức cholesterol của phụ nữ dao động theo tuổi thọ của họ: Mức cholesterol của phụ nữ biến động thường xuyên trong những giai đoạn của cuộc đời. Khi mang thai, nồng độ cholesterol tăng lên, mà được cho là giúp bộ não của trẻ sơ sinh phát triển. Kết thúc việc mang thai, nồng độ cholesterol sẽ trở lại bình thường. Sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ cholesterol "xấu" LDL lại gia tăng. Ở tuổi 75, mức cholesterol tổng thể ở phụ nữ sẽ cao hơn nam giới.

10. Ngoài chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, bạn có thể giảm cholesterol bằng thực phẩm chức năng: Sinetrol, L-carnitine fumarat hay coenzym Q10 là những chất đã được các nhà nghiên cứu phát hiện có khả năng làm giảm cholesterol, giúp hạ chỉ số trigylcerides khi đi vào cơ thể với một hàm lượng nhất định. Là thành phần không thể thiếu của một số loại TPCN, sản phẩm sẽ hỗ trợ hiệu quả với những người có cholesterol cao trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng viên nang Slimzlab

Là sự kết hợp của Sinetrol, L-carnitine fumarat và coenzym Q10, Thực phẩm chức năng viên nang Slimzlab giúp hạ cholesterol, hạ triglycerides máu, tăng cường chuyển hóa mỡ thừa tại các vùng bụng, đùi, eo, hông, từ đó hỗ trợ giảm cân và cải thiện số đo các vòng trong cơ thể mà không gây tác dụng phụ như: Mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, sạm da... Không chỉ là sự lựa chọn cho vóc dáng đẹp, TPCN Slimzlab còn sử dụng được cho người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn nội tiết. Sản phẩm sử dụng được cho cả nam và nữ.
Để biết thêm thông tin chi tiết Sản phẩm, liên hệ số điện thoại: 1900 6936
XNQC: 1608/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch