Ăn trứng luộc để qua đêm dễ đầy hơi, tiêu chảy
Sự thật nước đun sôi để nguội gây ung thư?
Sai lầm khi cho trứng luộc vào nước lạnh
10 mẹo trị ngộ độc thực phẩm từ nguyên liệu nhà bếp
Ngộ độc mùa 'hải sản' - Không thể làm ngơ
Gỏi/nộm
Đặc biệt, đối với các món gỏi từ cá hay hải sản như gỏi cá, gỏi tôm… các bạn tuyệt đối không nên ăn nếu đã để qua đêm. Nguyên nhân là do những món ăn này chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt… việc để qua ngày hôm sau, kể cả để trong tủ lạnh, cũng rất dễ sinh ra nấm mốc và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Trứng đã luộc
Nếu bảo quản trứng luộc trong tủ lạnh thì cũng không có vấn đề nhiều, một số vi chất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì với nhiệt độ từ 10 độ C trở lên sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột, gây đầy hơi, nóng, thậm chí tiêu chảy.
Nếu lần đầu bạn đã luộc chín trứng, lần sau, trước khi ăn bạn luộc lại một lần nữa thì sẽ không vấn đề gì, vẫn có thể ăn được. Nhưng đối với những quả trứng luộc chưa chín hẳn (hay còn gọi là "lòng đào") thì tốt nhất là không nên ăn.
Nấm, rau xanh đã chế biến
Trong nấm và rau xanh nấu chín có chứa một hàm lượng lớn nitrat. Nếu sau khi chế biến, chúng ta để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phân hủy, khiến lượng nitrat này trở lại thành nitrit gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng tạo máu của cơ thể và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nước
Nhiều người không tin nước không để được lâu. Tuy nhiên, hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi cao hơn trong nước lã. Nước đun đi đun lại và đun sôi lâu thì hàm lượng muối natri nitrit còn tăng lên rõ rệt. Vì thế, tốt nhất đun nước hôm nào uống hôm đó, cũng không nên uống nước đã được đun sôi quá lâu.
Cá, hải sản
Việc để các cá, tôm, cua, sò, ốc, mực… đã chế biến qua đêm sẽ khiến cho chất protein có trong các món ăn này bị biến đổi. Nó không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho chức năng của gan, thận.
Bình luận của bạn