- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Người bệnh Parkinson có thể làm gì để kiểm soát các triệu chứng bệnh?
Bị run tay khi viết, làm việc nhà có đáng lo?
Run tay chân dưới góc nhìn của y học cổ truyền
Ăn uống, tập luyện thế nào để giảm run tay do bệnh Parkinson?
Chuyên gia chia sẻ về chứng run tay chân và cách điều trị
Bệnh Parkinson ảnh hưởng thế nào tới thói quen ăn uống?
Theo bác sỹ Indu Subramanian từ Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (Mỹ), người bệnh Parkinson thường gặp phải một số thay đổi trong khẩu vị, thói quen ăn uống. Ví dụ, một số loại thuốc điều trị cần phải uống khi bụng đói lại có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn có thể ăn một món ăn nhẹ như một chiếc bánh quy, sốt táo… trước khi uống thuốc.
Bác sỹ Indu Subramanian cũng khuyên người bệnh Parkinson nên uống thuốc trong khoảng 1 giờ trước bữa ăn. Điều này sẽ giúp ngăn tình trạng thuốc tương tác với protein (chất đạm) có trong thực phẩm. Trên thực tế, ăn các thực phẩm giàu protein quá gần với thời gian uống thuốc có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của thuốc điều trị bệnh Parkinson, khiến thuốc có tác dụng sớm hơn hoặc kém hiệu quả hơn.
Mất cảm giác ngon miệng, giảm cân cũng là những mối quan của người bệnh Parkinson. Nguyên nhân của tình trạng này là do các triệu chứng bệnh Parkinson như khó nuốt, giảm khả năng nếm hoặc ngửi, buồn nôn (do tác dụng phụ của thuốc) và rối loạn vận động như run tay, cứng cơ bắp gây khó khăn khi ăn.
Người bệnh Parkinson thường gặp khó khăn trong việc cầm, nắm bát, đũa, cốc...
Để giải quyết những vấn đề này, Quỹ Bệnh Parkinson (Mỹ) đưa ra một số lời khuyên như:
- Đặt bát, đĩa lên một tấm trải bàn bằng cao su để tránh bát, đĩa bị trượt khi ăn.
- Nên dùng cốc, thìa, đĩa… nặng. Trên thực tế, đã có các sản phẩm thìa, dĩa… được thiết kế riêng cho người bệnh Parkinson, giúp ổn định bàn tay và giúp bạn có thể ăn uống dễ dàng hơn.
- Dùng cốc có nắp và sử dụng ống hút để tránh tình trạng run tay gây sánh nước ra ngoài khi uống.
- Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hơn, nhai nhiều hơn để dễ nuốt.
- Nên ăn các món dễ nuốt như soup, các món xay nhuyễn. Tránh các sản phẩm từ sữa vì có thể gây đờm.
- Ăn các loại rau củ có vị đắng như cải xoăn, rau chân vịt; Các món cay… để kích thích cảm giác thèm ăn, tăng hương vị cho bữa ăn.
- Tập thể dục trước khi ăn để thấy đói hơn.
- Thường xuyên uống từng ngụm nước hằng ngày, trước và trong khi ăn.
- Giảm ăn đường vì đường làm tăng nước bọt.
- Cắn nhỏ, nhai kỹ, ăn chậm.
- Ngồi thẳng ít nhất 15 phút sau khi ăn.
- Súc miệng sau bữa ăn.
- Uống trà với chanh hoặc đồ uống có gas để giúp làm loãng đờm.
- Kê đầu hơi cao khi ngủ để tránh nghẹn.
Nếu vẫn gặp rắc rối với tình trạng khó nuốt, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của một nhà trị liệu ngôn ngữ. Họ có thể theo dõi cách bạn ăn và đưa ra lời khuyên về việc thay đổi thực phẩm, có chế độ ăn uống phù hợp hơn.
Người bệnh Parkinson cũng nên chú ý tới tình trạng lo lắng, trầm cảm. Điều này có thể ức chế cảm giác thèm ăn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp…
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giải pháp hỗ trợ giảm run chân tay
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn