Những gì mẹ ăn = Sức khỏe tương lai của bé

Chế độ ăn uống trong thời gian mang thai có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi

Trầm cảm khi mang thai: Hại mẹ, hại cả con

Vệ sinh đúng cách khi mang thai

Dưỡng chất cần bổ sung từ trước khi mang thai

Vượt qua cơn ốm nghén

1. Nhận đủ acid folic. Theo các bác sỹ, thai phụ cung cấp đủ acid folic cho cơ thể giúp làm giảm 50 – 70% trẻ bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Ngoài ra, bổ sung lượng acid folic cần thiết cũng được biết đến với tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ sinh non.

2. Không "ăn cho hai người". 46% Phụ nữ bị thừa cân trong thai kỳ. Tiêu thụ thực phẩm với lối suy nghĩ ăn cả phần mẹ lẫn con sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, sinh non hoặc thai nhi phát triển quá lớn.

3. Ăn cá thường xuyên. Bổ sung DHA có trong các loại cá, các loại hạt và hải sản là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và tạo điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện. DHA là acid béo omega-3 có khả năng thúc đẩy phát triển trí não thai nhi, cải thiên tầm nhìn, khả năng ghi nhớ, kỹ năng vận động và phát triển ngôn ngữ của trẻ trong thời thơ ấu. Theo khuyến cáo, thai phụ cần ăn ít nhất 360 gram cá mỗi tuần.

4. Tránh uống rượu. Các vấn đề về hành vi, khả năng học tập, thiếu tập trung, hiếu động thái quá và hành vi hung hăng ở trẻ em có thể xảy ra do mẹ có thói quen uống rượu khi mang thai.

5. Bổ sung sắt. Trong thời gian mang thai, phụ nữ có nhu cầu khoáng chất sắt tăng gần gấp đôi so với bình thường (khoảng 30 mg mỗi ngày) để gia tăng 50% khối lượng máu và dự trữ sắt cho em bé trong bụng. Sắt vận chuyển oxy và thai nhi sẽ phát triển ổn định nếu được cung cấp đầy đủ sắt. Để gia tăng khả năng hấp thụ, bạn cần kết hợp tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt với vitamin C.

6. Phòng ngừa vi khuẩn. Để bảo vệ thai nhi khỏi các vi khuẩn có hại như Listeria, Salmonella và E. Coli (trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm khuẩn có thể gây sảy thai hoặc sinh non) cần ăn chín uống sôi. Các loại sữa, thịt sống, hải sản hoặc trứng cần được giữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4,5 độ C (tương đương 40 độ F) và không ăn thức ăn thừa nếu nó được để ở ngoài sau 2 giờ.

Hãy nói không với rượu khi mang thai

7. Hạn chế caffeine. Khoảng 300 mg caffeine mỗi ngày (2 tách cà phê) từ lâu đã được coi là tạm chấp nhận được khi mang thai. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tiêu thụ 200 mg caffeine mỗi ngày làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, cách tốt nhất là không sử dụng nó khi đang trong thai kỳ.

8. Ăn vặt. Nếu thai phụ có thói quen ăn khoai tây chiên, gà rán, con của bạn sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì trong tương lai. Theo Elizabeth Somer – tác giả của cuốn sách “Chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh trong thai kỳ” xuất bản ở Hoa Kỳ, các vị mặn, ngọt, nhiều chất béo khi mẹ tiêu thụ trong mang thai sẽ quyết định phần nào đến khẩu vị ưa thích sau này của trẻ. Đây chính là nguyên nhân khiến bé gia tăng nguy cơ có trọng lượng trên mức bình thường.

9. Calci cho xương chắc khỏe. Thai phụ cần ít nhất 1.000 mg calci mỗi ngày để em bé có thể phát triển răng và xương. Thêm vào đó, nếu bạn không nhận được đủ calci trong chế độ ăn uống, thai nhi sẽ lấy calci từ xương của bạn, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương của bạn sau khi mang thai.

10. Sử dụng thực phẩm hữu cơ. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu từ thực phẩm có khả năng gây sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, rối loạn miễn dịch, hạn chế sự phát triển và gây ra một số bệnh ung thư ở trẻ em. Thực phẩm hữu cơ là một sự lựa chọn an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

11. Ăn nhiều chất xơ. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc giúp ngăn ngừa táo bón và và làm bạn có cảm giác no lâu. Thực phẩm giàu chất xơ cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé.

M. Hiếu H+ (Theo Fitpregnancy)

Viên bổ sung PreIQ với công thức kết hợp Omega-3, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cân đối cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tăng cường sức khỏe cho quá trình mang thai, phòng chống loãng xương, giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: Số 1240/2013/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ