Da dễ bầm tím không do va đập có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe
Podcast: Vết bầm tím sau lấy máu phải xử trí thế nào?
Xuất hiện vết bầm tím trên da có nguy hiểm không?
7 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư máu
Tại sao ngừng dùng thuốc chống đông máu nhưng vẫn hay bị bầm tím?
Các vết bầm tím thường là hậu quả sau chấn thương hoặc các va chạm nhỏ như lỡ va phải cạnh bàn, té ngã. Tuy nhiên, với nhiều người, các vết bầm trên cơ thể lại xuất hiện không rõ nguyên nhân, gây ra nhiều lo ngại.
Theo BS. Barbara Bawer – Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Ohio (Mỹ), cơ thể bạn được coi là dễ bầm tím khi các vết bầm xuất hiện không do chấn thương, hoặc sau những va chạm đáng ra không lo ngại. Ví dụ, bạn chỉ lỡ “đụng nhẹ” vào ghế sofa mà hôm sau đã thấy chân bị xanh tím.
Nhiều vết bầm xuất hiện cùng lúc, hoặc phải mất vài tuần mới tan bầm cũng có thể là dấu hiệu không nên chủ quan. Bạn cùng nên theo dõi vết bầm xuất hiện ở vị trí bất thường như ở bụng, thắt lưng, mặt, cổ mà không rõ nguyên nhân.
Vết bầm xảy ra khi các mạch máu nhỏ gần bề mặt da bị tổn thương và xuất huyết. Máu chảy vào các mô xung quanh, gây ra hiện tượng đổi màu. Khi máu tan, vết bầm đổi màu từ xanh đen sang vàng, đỏ hoặc tím.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể lý giải cho hiện tượng này:
Tuổi tác và tổn thương do ánh nắng mặt trời
Tuổi tác tăng cao kéo theo nhiều thay đổi về sinh lý và tăng nguy cơ bầm tím. Làn da mỏng hơn, lớp mỡ ở phía dưới da suy giảm, thành mạch máu yếu dần khiến các vết bầm xuất hiện thường xuyên và trông rõ rệt hơn.
Người cao tuổi còn dễ bị xuất huyết lão hóa do làn da tiếp xúc với ánh nắng hàng chục năm, tạo thành các đốm màu tím đậm.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới quá trình đông máu của cơ thể, làm da mỏng đi. Đây là 2 yếu tố tạo điều kiện cho vết bầm tím xuất hiện. Bạn nên trao đổi lại với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ này. “Thủ phạm” thường gặp nhất gồm:
- Thuốc chống đông máu (ví dụ warfarin, rivaroxaban) dùng để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Thuốc giảm đau chống viêm như NSAID có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện nếu lạm dụng lâu dài.
- Thuốc steroid dùng trong điều trị hen suyễn, dị ứng, eczema cũng làm da mỏng dần và dễ bầm tím.
Người mắc chứng rối loạn đông máu
Một số bệnh lý như thiếu máu bất sản, hội chứng Cushing, bệnh máu khó đông… ảnh hưởng tới khả năng cầm máu của cơ thể, khiến các vết bầm tím trên da dễ xuất hiện. Nếu đi kèm triệu chứng hay chảy máu mũi, sưng khớp, bạn cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân.
Các dạng ung thư máu cũng gây ra vết bầm tím trên cơ thể, có màu đỏ tím đậm hơn bình thường, tập trung ở tay và chân.
Thiếu vi chất
Chế độ ăn thiếu vitamin C, vitamin K cũng có thể khiến bạn dễ bầm tím hơn bình thường. Vitamin K đóng vai trò quan trọng với quá trình đông máu. Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, giúp cho thành mạch máu vững chắc hơn.
Cách bổ sung hai vitamin này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực hiện lối sống lành mạnh, kiêng thuốc lá.
Tổn thương gan
Gan có vai trò giải phóng các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gan bị tổn thương, các protein này sẽ sụt giảm, khiến các vết bầm tím xuất hiện thường xuyên. Người bệnh cần đề phòng các dấu hiệu khác như mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, chán ăn, sụt cân, xuất hiện vết giãn tĩnh mạch như mạng nhện ở trên eo.
Bình luận của bạn