- Chuyên đề:
- Tiêm vaccine
Sau khi tiêm vaccine Quinvaxem, đa phần trẻ bị sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm
Tìm ra nguyên nhân trẻ tử vong sau tiêm Quinvaxem
Trên 5.000 trẻ được tiêm vaccine Quinvaxem an toàn
Quinvaxem giúp trẻ miễn dịch tốt hơn vaccine dịch vụ
Cần nghiêm túc đánh giá vaccine Quinvaxem
Sau khi tiêm vaccine Quinvaxem, mỗi trẻ phản ứng với vaccine ở mức độ khác nhau, nhưng đa phần chỉ có phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ. Một số ít trẻ có phản ứng mạnh sau khi tiêm như: Sốt cao, co giật, quấy khóc, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.
Không phải chỉ có vaccine Quinvaxem, việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vaccine kể cả các loại vaccine như vaccine phòng bệnh lao, viêm gan B. Và không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm chủng là do nguyên nhân phản ứng quá mẫn đối với vaccine, bởi còn có nhiều nguyên nhân khác như tử vong do bệnh lý, trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng. Tại Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 70 trẻ dưới 1 tuổi bị tử vong do nhiễm trùng huyết, viêm não – màng não, viêm phổi, suy hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, sặc sữa, đột tử…
Với vaccine Quinvaxem, một trong những yếu tố gây phản ứng sau tiêm là thành phần vaccine phòng bệnh ho gà toàn tế bào. Thành phần ho gà toàn tế bào gây các phản ứng nhẹ sau tiêm chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, sốt cao, khóc nhiều… Có đến trên 50% các trường hợp sau tiêm gặp các phản ứng phụ này, và sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày.
Mặc dù tiêm vaccine có thể gặp rủi ro, song để bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh và tránh gây thành dịch bệnh ảnh hưởng đến cộng đồng thì nhất thiết vẫn phải duy trì tiêm chủng. Thực tế cũng cho thấy tỷ lệ rủi ro sau khi tiêm vaccine Quinvaxem tại Việt Nam vẫn thấp hơn tỷ lệ cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (Tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm vaccine Quinvaxem của Việt Nam là 4,5/1.000.000 liều thấp hơn tỷ lệ cho phép của Tổ chức Y tế thế giới với tỷ lệ là 20/1.000.000 liều).
Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ mắc bệnh và dịch bệnh quay trở lại sẽ rất lớn. Điển hình như hiện nay, tại Lào dịch bạch hầu đang bùng phát mạnh do tỷ lệ tiêm phòng bệnh bạch hầu của quốc gia này thấp.
Bình luận của bạn