Những sai lầm thường gặp khi các mẹ hút mũi cho trẻ

Hút mũi sai cách có thể vô tình khiến tình trạng viêm mũi của trẻ nặng hơn

Con viêm tai giữa do mẹ rửa mũi sai cách

Ổ vi khuẩn trong dụng cụ hút mũi cho trẻ nhỏ

3 cách rửa mũi, hút mũi cho bé yêu

Những sai lầm khiến chị em đi hút mỡ về lại… béo phì

Trong những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột, nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi, họng, ho… Khi thấy con bị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, các bậc cha mẹ thường rửa mũi, hút mũi cho trẻ hàng ngày để phòng và chữa bệnh cho trẻ. Tuy nhiên theo các bác sĩ, nhiều gia đình đang thực hiện sai cách trong việc vệ sinh mũi, họng cho trẻ và vô tình làm cho sức khỏe của con thêm trầm trọng.

Hút mũi bằng miệng

Nhiều người sợ con bị đau khi vắt nước mũi và làm tổn thương phần da mỏng manh của trẻ nên đã dùng miệng hút lấy phần nước mũi trẻ đang xụt xịt. Cách làm đầy yêu thương này hóa ra lại là một sai lầm. Bởi, khi hệ miễn dịch của trẻ đang bị virus, vi khuẩn xâm nhập sẽ trở nên rất yếu.

Trong khi đó, khoang miệng của người lớn lại tồn tại nhiều vi khuẩn, vi trùng và cả mầm bệnh có khả năng theo tuyến nước bọt tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ, khiến tình trạng viêm nhiễm của trẻ càng trở nên tồi tệ hơn.

Rửa mũi bằng naphazolin và hút mũi quá mạnh

Không ít trường hợp, bố mẹ còn sử dụng chai nước rửa mắt để rửa mũi cho trẻ, hoặc dùng nước rửa mũi Naphazolin 0,025%, 0,05%, 0,1%... để giúp trẻ thông mũi, nhưng kết quả là khiến trẻ bị ngộ độc. Phần lớn những ca ngộ độc này có biểu hiện như: Vã mồ hôi, tay chân lạnh, người lừ đừ, nhịp thở yếu, có thể dẫn đến hôn mê. Nặng hơn có thể dẫn đến tim đập không đều, ngưng thở từng cơn, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ hút mũi cho bé quá mạnh cũng khiến mô mũi của bé có thể bị tổn thương, làm tình trạng viêm mũi càng trở nên nặng hơn. Các bác sỹ khuyến cáo, các bà mẹ không nên hút mũi cho bé nhiều hơn 3 đến 4 lần/ngày để tránh làm kích ứng niêm mạc mũi của bé.

Vệ sinh dụng cụ hút mũi

Một sai lầm phổ biến nữa của các bà mẹ là việc vệ sinh dụng cụ hút mũi. Hầu hết các bà mẹ đang lạm dụng dụng cụ hút mũi dạng ống nhựa, hoặc ống cao su để rửa mũi cho con. Theo các bác sỹ, ống hút, bầu đựng dịch mũi rất khó làm sạch, nếu chỉ rửa bằng nước lã thông thường. Vì thế, nó có thể trở thành ổ cho vi khuẩn cư trú, gây thêm bệnh cho trẻ. Nhiều bà mẹ cẩn thận hơn thì vệ sinh dụng cụ bằng nước nóng và xà phòng, song thực chất ngâm nước nóng lại càng kích thích cho vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.

Vì vậy, ở các bệnh viện hay cơ sở y tế, để đảm bảo phòng chống nhiễm khuẩn cho trẻ, dụng cụ hút mũi thường chỉ dùng một lần, hoặc được hấp khô, tiệt khuẩn kỹ lưỡng.

Nguyên Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ